Mục lục Viêm phổi là gì? Vì sao người cao tuổi dễ bị viêm phổi? Tác nhân gây viêm phổi ở người cao tuổi? Vì sao viêm phổi ở người cao tuổi lại đáng lo ngại hơn so với người trẻ? Khi nào cần thăm khám bác sĩ? Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người…

Hô hấp
TTƯT.TS.BS Lê Anh Tuấn

Mục lục Viêm họng là gì? Căn nguyên gây viêm họng Thế nào là viêm họng tái phát nhiều lần? Tại sao viêm họng lại hay tái phát? Liên cầu khuẩn nhóm A đề kháng kháng sinh và gây viêm họng tái phát như thế nào? Biến chứng trẻ có thể gặp khi viêm họng…

Hô hấp
dna

Ai có nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp? Mặc dù nhiễm khuẩn đường hô hấp (RTI) là bệnh rất phổ biến và ai cũng có thể mắc phải, nhưng một số người có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn, đó là1, 2: Việc biết được những đối tượng nguy cơ cao có thể giúp…

Hô hấp
vi khuẩn

Khi nhắc đến nhiễm khuẩn đường hô hấp (RTI), chúng ta thường tự hỏi “Mình có cần đi khám không?” Hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp sẽ tự khỏi sau một đến hai tuần, và thông thường, các triệu chứng có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số người có…

Hô hấp

Hệ hô hấp khỏe – Bé thỏa đam mê

Tạm biệt viêm họng

BÉ VUI HỌC HÀNH

Viêm họng cấp, viêm mũi họng cấp là bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ em. Viêm họng thường tái phát nhiều lần nếu không điều trị triệt để, đi kèm theo các triệu chứng như sốt, nghẹt mũi, ngứa rát cổ họng, ho khan hoặc có đàm,… Các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé, làm bé chán ăn, quấy khóc, khó ngủ và phải nghỉ học.

Làm sao để giảm nhanh những triệu chứng, không để xảy ra biến chứng khác như viêm phổi? Hãy cùng tìm hiểu tại đây.

Lo gì nghẹt mũi

BÉ TỰ DO KHÁM PHÁ

Có nhiều tác nhân khiến bé bị viêm mũi dị ứng như khói bụi, lông thú, nấm mốc, phấn hoa,… dẫn đến các triệu chứng ngứa, nghẹt, nhảy mũi làm bé mệt mỏi và lười vận động. Nếu bé bị viêm mũi dị ứng thường xuyên, phụ huynh cần đưa bé đến khám ở bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng.

Để biết cách xử trí, hãy tìm hiểu các bài viết về chủ đề viêm mũi dị ứng.

Không còn khò khè

BÉ THỎA SỨC VUI CHƠI

Hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở, gây tắt nghẽn, hạn chế luồng khí thở làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực, và ho. Các triệu chứng này còn thường tái diễn nhiều lần không chỉ làm bé khó chịu mà còn khiến ba mẹ lo lắng cho sự phát triển của con.

Ba mẹ hãy cùng đọc bài viết về hen phế quản từ các chuyên gia của a:care để hiểu hơn về tình trạng này nhé.

Tiêu nhầy hết đờm

BÉ THOẢI MÁI HÁT CA

Bé nào cũng thích chạy nhảy, ca hát, kể chuyện cho ba mẹ, ông bà. Nhưng khi cổ họng ngứa ngáy bởi các chất đờm nhớt, bé thường cảm thấy khó chịu, bực bội, đặc biệt là vào ban đêm. Không như người lớn, bé thường không biết cách tự xoay sở để tống đờm ra.

Do đó, phụ huynh nên biết cách giúp bé làm sạch đờm tại nhà để tránh hiện tượng tắc nghẽn đường thở.

Kiểm soát sốt kéo dài

BÉ NGON GIẤC SUỐT ĐÊM

Sốt không phải là bệnh. Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể trước một nhiễm khuẩn (vi-rút, vi khuẩn). Tuy nhiên, sốt kéo dài làm bé khó chịu, ngủ không tròn giấc nên chúng ta cần theo dõi và xử trí kịp thời.

Ba mẹ nên tìm hiểu những dấu hiệu báo động để biết thời điểm cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ tại các cơ sở y tế.

Tiêm phòng cúm

CẢ NHÀ VUI KHỎE

Cúm là bệnh lý phổ biến và có thể dẫn đến tử vong khi trở nặng. Có 5 đối tượng nguy cơ: trẻ em từ 6 tháng đến 8 tuổi, phụ nữ mang thai, người già, bệnh nhân hô hấp hay tim mạch mãn tính và nhân viên y tế. Cúm biến đổi từng năm, dễ lây lan và trở thành dịch.

Chích vaccine cúm hàng năm là một trong những biện pháp dự phòng chủ động cho mọi đối tượng, mang lại những hiệu quả tốt nhất trong việc dự phòng bệnh cúm và những bệnh lý liên quan khác. Tìm hiểu thêm tại đây.

VTM2307360 (v1.0)