Cách phòng tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp (RTI) và ngăn ngừa lây bệnh sang người khác

Nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể lây từ người này sang người khác khi người bị nhiễm khuẩn ho và hắt hơi, hay qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp1,2.

Nếu bạn đang bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và lo lắng rằng mình có thể lây bệnh cho bạn bè và gia đình, hoặc bạn đang lo lắng về việc nhiễm bệnh này, bạn có thể thực hiện một số hành động đơn giản1, 2, 3.

Các hành động nên làm:

  1. Nâng cao ý thức vệ sinh khi giao tiếp
  2. Tiêm chủng
  3. Cai thuốc lá
  4. Sống khỏe bằng cách có chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục

icon Mỗi cá nhân đều đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của các bệnh nhiễm khuẩn.

VỆ SINH

Nâng cao ý thức vệ sinh là một trong những biện pháp tốt nhất nên làm để tránh mắc hoặc lây truyền bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Dưới đây là 4 hành động đơn giản:

  • CHE
  • RỬA
  • VỨT BỎ
  • KHÔNG DÙNG CHUNG

 icon Hãy luôn ghi nhớ!

icon

CHE miệng khi ho hoặc hắt hơi.

Mẹo nhỏ: Để sẵn khăn giấy dùng một lần trong túi xách/túi quần áo/ô tô.

icon

RỬA tay thường xuyên hoặc sử dụng nước rửa tay.

Mẹo nhỏ: Hiện có loại nước rửa tay du lịch có thể mang theo dễ dàng.

VỨT BỎ khăn giấy đã sử dụng.

Mẹo nhỏ: Hãy cố gắng ghi nhớ “Dùng một lần rồi vứt ngay.”

KHÔNG DÙNG CHUNG cốc, ly, dụng cụ làm bếp hoặc dụng cụ ăn uống với người khác.

Mẹo nhỏ: Ghi tên hoặc đánh dấu vào cốc của bạn khi tham gia sự kiện có nhiều người.

TIÊM CHỦNG1, 2, 4

Vaccine là gì?

Vaccine có tác dụng kích thích hệ miễn dịch tạo khả năng đề kháng đối với một căn bệnh cụ thể để bảo vệ bạn khỏi căn bệnh đó4.

Vaccine giúp tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ chúng ta khỏi một số loại vi-rút. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại vi-rút đều có vaccine phòng ngừa. Hiện đã có vaccine phòng bệnh viêm phổi và bệnh cúm, giúp phòng ngừa hai bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp này.

Tiêm chủng là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp, đặc biệt nếu bạn dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tái phát hoặc có nguy cơ biến chứng cao.

  • Hỏi bác sĩ về việc tiêm phòng cúm hằng năm
  • Hỏi bác sĩ xem bạn có nên tiêm vaccine phế cầu khuẩn (giúp ngăn ngừa viêm phổi) hay không

CAI THUỐC LÁ2

Nếu bạn hút thuốc, cai thuốc là một trong những biện pháp tốt nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp. Hút thuốc sẽ phá hủy phổi của chúng ta, khiến phổi dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

Làm thế nào để bắt đầu việc cai thuốc dễ dàng hơn?
Cộng đồng của bạn có thể có các chương trình hỗ trợ cai thuốc. Đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để được giúp đỡ.

SỐNG KHỎE

Lối sống lành mạnh mang đến rất nhiều lợi ích. Để đảm bảo có sức khỏe tốt nhất và giảm nguy cơ mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp, bạn hãy thử làm theo những lời khuyên sau:

icon Có chế độ ăn uống cân bằng5

Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe tốt. Tức là bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm theo tỷ lệ thích hợp, ăn uống đủ lượng để duy trì cân nặng hợp lý.

 Hãy cố gắng:

  • Ăn ít nhất 5 khẩu phần rau củ quả mỗi ngày
  • Ăn nhiều chất xơ, hạn chế thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, bánh mì, gạo hoặc mì ống
  • Bổ sung thêm một số sản phẩm từ sữa hoặc các chất thay thế từ sữa (ví dụ đậu nành hoặc các sản phẩm có nguồn gốc thực vật khác)
  • Ăn đậu, cá, trứng, thịt và các nguồn protein khác
  • Sử dụng dầu, bơ không bão hòa với lượng nhỏ
  • Uống nhiều nước
  • Tránh thường xuyên sử dụng thực phẩm và đồ uống có nhiều chất béo, muối và đường

Làm thế nào để bắt đầu?
Nếu bạn nghĩ rằng mình có một chế độ ăn uống không cân bằng, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ.

 iconTập thể dục6, 7

Hoạt động thể chất là một trong những bước quan trọng để cải thiện sức khỏe và cơ thể dù là ở độ tuổi nào. Hoạt động thể chất không chỉ là tập thể dục mà còn có lau nhà, đi bộ, đi cầu thang, v.v.

Chúng ta nên dành thời gian hoạt động thể chất mỗi ngày. Dưới đây là các khuyến nghị dành cho mọi lứa tuổi:

Khuyến nghị cho trẻ em và thanh thiếu niên (từ 2 – 18 tuổi)

icon Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên nên vận động từ vừa phải đến năng nổ, ít nhất 60 phút mỗi ngày. Những hoạt động bao gồm các bài tập tăng cường cơ bắp (ví dụ đạp xe, khiêu vũ, leo dốc, tập dây kháng lực, v.v.), rèn sức dẻo dai (ví dụ tập con lăn, tập cơ liên sườn, v.v.) và các bài tập tăng cường cho xương (ví dụ nhảy dây, chạy bộ, đi bộ nhanh và các bài tập nâng tạ, v.v.) 3 lần một tuần.

Khuyến nghị dành cho người trưởng thành (18 – 64 tuổi)

icon Hoạt động ít nhất 30 phút mỗi ngày ở cường độ vừa phải, 5 ngày một tuần (hoặc 150 phút mỗi tuần).

Khuyến nghị cho người cao tuổi (65 tuổi trở lên)

icon Hoạt động ít nhất 30 phút mỗi ngày ở cường độ vừa phải, 5 ngày một tuần (hoặc 150 phút mỗi tuần). Chú trọng tới các bài tập thể dục nhịp điệu, tăng cường cơ bắp và thăng bằng.

Khuyến nghị cho trẻ em và người trưởng thành bị khuyết tật

icon Vận động theo mức độ khuyết tật cho phép theo khuyến nghị cho nhóm tuổi.

Làm thế nào để bắt đầu?
Mẹo nhỏ:
 Hãy cố gắng tìm một hoạt động mà bạn thực sự yêu thích và đừng ngại tham gia hoạt động nhóm để có động lực tập luyện.
Hoạt động thể chất rất có ích đối với tất cả mọi người, và hoạt động dù ít hay nhiều cũng giúp nâng cao sức khỏe của chúng ta.

Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc huấn luyện viên thể hình để tìm ra hoạt động thể chất và cường độ phù hợp nhất với bạn.

Tài liệu tham khảo:

  1. National Health Service. Respiratory tract infections (RTIs), https://www.nhs.uk/conditions/respiratory-tract-infection/,Accessed October 21, 2020.
  2. Health Service Executive. Respiratory tract infection, https://www.hse.ie/eng/health/az/r/respiratory-tract-infection/causes-of-respiratory-tract-infections.html, Accessed October 21, 2020.
  3. Health Navigator New-Zealand. Respiratory tract infections, https://www.healthnavigator.org.nz/health-a-z/r/respiratory-tract-infections//, Accessed October 21, 2020.
  4. Centers for Disease Control and Prevention. Immunization: The basics, https://www.cdc.gov/vaccines/vac-gen/imz-basics.htm,Accessed October 21, 2020.
  5. National Health Service. Eat well, https://www.nhs.uk/live-well/eat-well/, Accessed October 21, 2020.
  6. Health Service Executive. Physical activity guideline,https://www.hse.ie/eng/about/who/healthwellbeing/our-priority-programmes/heal/physical-activity-guidelines/, Accessed October 21, 2020.
  7. National Health Service. Exercise, https://www.nhs.uk/live-well/exercise/, Accessed October 21, 2020.

Tìm hiểu thêm:

VTM2239274 - Tháng 6/2022