Nhiễm khuẩn đường hô hấp (RTI) gồm những bệnh lý nào và các triệu chứng chính là gì?

Dưới đây là thông tin về các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp phổ biến và các triệu chứng liên quan. Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thường có chung một số triệu chứng, mức độ nặng của triệu chứng có thể khác nhau tùy theo cơ địa. Đa số bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp sẽ khỏi sau một đến hai tuần. Thông thường, bạn có thể điều trị các triệu chứng tại nhà1.

Nếu bạn có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn và nghĩ rằng mình bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, hãy hẹn khám bác sĩ.

Liệu có phải bạn nhiễm virus corona?

Nếu bạn bị sốt, mới ho hoặc ho liên tục, thay đổi hoặc mất khứu giác hay vị giác, có thể bạn đã nhiễm virus corona 2019 (COVID-19). Hãy trao đổi với chuyên gia y tế1 để điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Tôi nên làm gì nếu có các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp (RTI)?

Nhiễm khuẩn đường hô hấp (RTI) bao gồm:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Cảm lạnh thông thường2, 3

Cảm lạnh thông thường do virus gây ra, dễ lây truyền sang người khác.

Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện lần lượt là:

  • Nghẹt mũi hoặc sổ mũi
  • Đau họng
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Ho
  • Hắt hơi
  • Sốt nhẹ

Thông thường, các triệu chứng cảm lạnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày. Trong thời gian này, cảm lạnh có thể lây sang người khác.

Viêm họng/đau họng4

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc họng và cổ họng. Thông thường, bệnh này được gọi đơn giản là đau họng. Đa số do virus gây ra, nhưng cũng có thể do vi khuẩn gây ra khi đó sẽ có xu hướng trầm trọng hơn.

Hầu hết triệu chứng đau họng sẽ tự thuyên giảm trong vòng khoảng một tuần. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, nếu cần.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau họng, đặc biệt là khi nuốt
  • Khô ngứa cổ họng
  • Niêm mạc họng đỏ
  • Hơi thở hôi
  • Ho nhẹ
  • Sưng hạch bạch huyết

Bạn cũng có thể bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, sốt và ho nhẹ

Viêm xoang5, 6

Xoang là hệ thống các hốc nhỏ, rỗng phía sau gò má và trán.

Viêm xoang, còn được gọi là nhiễm khuẩn xoang, xảy ra khi có dịch tích tụ trong xoang. Dịch này tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn và virus từ đó có thể gây ra nhiễm khuẩn. 

Viêm xoang thường tự khỏi trong vòng 2 đến 3 tuần, nếu tình trạng kéo dài quá lâu, thuốc có thể chữa trị hiệu quả.

Thông thường bạn bị viêm xoang sau khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau, sưng và nhức quanh vùng má, mắt hoặc trán
  • Nghẹt mũi
  • Giảm khứu giác
  • Mũi có chất nhầy màu xanh hoặc vàng
  • Đau đầu do xoang
  • Sốt
  • Đau răng
  • Hơi thở hôi

Viêm amidan7

Viêm amidan là tình trạng amidan ở thành sau cổ họng bị viêm nhiễm. Amidan bị sưng đỏ, và bạn có thể cảm thấy giống như bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Viêm amidan thường tự khỏi sau vài ngày. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, nếu cần.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt
  • Đau họng
  • Khó nuốt
  • Khàn giọng hoặc mất giọng
  • Ho
  • Đau đầu
  • Cảm thấy không khỏe
  • Đau tai
  • Mệt mỏi (kiệt sức)
  • Sưng hoặc đau hạch bạch huyết cổ

Bạn sẽ không bị viêm amidan nếu đã cắt amidan.

Viêm thanh quản8

Viêm thanh quản là tình trạng thanh quản bị viêm nhiễm. Bệnh này thường liên quan đến các bệnh khác như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng hoặc viêm amidan. Tức là bạn có thể có các triệu chứng ngoài những triệu chứng dưới đây.

Viêm thanh quản thường do nhiễm virus. Đôi khi tổn thương thanh quản do căng giọng có thể dẫn đến viêm thanh quản. Đa số bệnh này sẽ khỏi sau khoảng một tuần.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Khàn giọng hoặc mất giọng, có thể kéo dài đến một tuần sau khi hết các triệu chứng khác
  • Đau họng
  • Sốt
  • Ho kích ứng
  • Luôn cần phải hắng giọng

Đôi khi tình trạng sưng cổ họng có thể trở nên trầm trọng và gây khó thở. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Có thể bạn quan tâm:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

Nhiễm khuẩn vùng ngực9

Nhiễm khuẩn vùng ngực là tình trạng nhiễm khuẩn ở phổi hoặc đường thở lớn. Các triệu chứng có thể gây khó chịu nhưng thường sẽ tự khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày. Cảm lạnh hoặc Cúm mùa có thể dẫn đến nhiễm khuẩn vùng ngực.

Bệnh này thường gây ra bởi:

  • Virus (như viêm phế quản do virus) – bệnh này thường tự khỏi sau vài tuần và thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng.
  • Vi khuẩn (như viêm phổi) – bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh (đảm bảo uống hết toa thuốc theo lời khuyên của bác sĩ, ngay cả khi bạn bắt đầu cảm thấy khỏe hơn).

Các triệu chứng bao gồm:

  • Ho, có thể kèm theo đờm xanh hoặc vàng, có thể kéo dài đến ba tuần
  • Thở khò khè và khó thở
  • Đau hoặc khó chịu ở ngực
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Mệt mỏi (kiệt sức)

Viêm phế quản cấp tính10

Viêm phế quản cấp tính là tình trạng nhiễm khuẩn các đường dẫn khí lớn của phổi (phế quản), làm phù nề và tiết đờm, từ đó gây ho. Viêm phế quản cấp tính, thường được gọi là cảm lạnh ngực, là loại viêm phế quản phổ biến nhất.

Hút thuốc có thể phá hủy phế quản và gây ra viêm, từ đó khiến bệnh viêm phế quản trầm trọng hơn.

Viêm phế quản cấp tính thường tự khỏi trong vòng ba tuần.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Ho có hoặc không có đờm
  • Đau ngực
  • Mệt mỏi (kiệt sức)
  • Đau đầu
  • Cơ thể nhức mỏi
  • Đau họng

Viêm phổi11, 12

Viêm phổi là tình trạng viêm các túi khí trong phổi khiến chúng chứa đầy dịch mủ.

Viêm phổi thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bệnh có thể đột ngột tiến triển trong 24 đến 48 giờ hoặc chậm hơn trong vài ngày.

Ai cũng có thể bị viêm phổi, nhưng một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những đối tượng này gồm có trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người hút thuốc hoặc có bệnh mạn tính (như tiểu đường, bệnh tim hoặc bệnh phổi mạn tính) hoặc dùng thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Ho, có thể ho khan hoặc ho có đờm vàng, xanh, nâu hoặc dính máu
  • Khó thở
  • Tim đập nhanh
  • Sốt
  • Cảm thấy không khỏe
  • Đổ mồ hôi và rét run
  • Ăn không ngon
  • Đau tức ngực, có thể đau hơn khi hít vào

Các triệu chứng ít phổ biến hơn có thể bao gồm:

  • Ho ra máu (khái huyết)
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi (kiệt sức)
  • Thở khò khè
  • Đau khớp và cơ
  • Cảm thấy lẫn lộn và mất phương hướng, đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi

Cúm mùa13, 14, 15

Cúm mùa là bệnh nhiễm khuẩn phổ biến do virus cúm gây ra. Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và dễ lây lan từ người sang người. Cúm mùa không giống như cảm lạnh thông thường mà có xu hướng xảy ra đột ngột, nặng hơn và kéo dài hơn.

Ai cũng có thể bị cúm; tuy nhiên, một số người có nguy cơ bị biến chứng cao hơn, bao gồm:

  • Người từ 65 tuổi trở lên
  • Phụ nữ có thai
  • Người mắc bệnh mạn tính
  • Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi

Nếu bạn bị cúm và có nguy cơ bị biến chứng do cúm, hãy liên hệ với chuyên gia y tế.

Đa số chúng ta sẽ khỏe lại sau một hoặc hai tuần, nhưng một số người lại yếu đi một thời gian sau đó. Hầu hết chúng ta sẽ bình phục mà không gặp thêm vấn đề gì, nhưng bệnh cúm đôi khi có thể gây ra các biến chứng khác như viêm phổi.

Bước đầu tiên để phòng ngừa bệnh cúm là tiêm phòng cúm mỗi năm.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt
  • Cơ thể nhức mỏi
  • Cảm thấy mệt (kiệt sức)
  • Ho khan
  • Đau họng
  • Đau đầu
  • Khó ngủ
  • Ăn không ngon
  • Tiêu chảy hoặc đau bụng
  • Cảm thấy không khỏe và ốm

Trẻ em có thể mắc các triệu chứng này kèm theo đau tai và có thể kém năng động hơn.

Đừng ngại trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu thêm về nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc nếu bạn cho rằng mình có thể mắc bệnh này do đang gặp phải các triệu chứng của bệnh.

Tài liệu tham khảo:

  1. National Health Service. Respiratory tract infections. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/respiratory-tract-infection. Accessed October 14, 2020.
  2. Centers for Disease Control and Prevention. Common Colds: Protect Yourself and Others. Available at: https://www.cdc.gov/features/rhinoviruses/index.html. Accessed October 14, 2020.
  3. Mayo Clinic. Common cold. Available at:  https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/symptoms-causes/syc-20351605. Accessed October 14, 2020.
  4. National Health Service. Sore throat. Available at: https://www2.hse.ie/conditions/sore-throat.html. Accessed October 14, 2020.
  5. National Health Service. Sinusitis. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/sinusitis-sinus-infection/. Accessed October 14, 2020.
  6. Health Service Executive. Sinusitis. Available at: https://www.hse.ie/eng/health/az/s/sinusitis/. Accessed October 14, 2020.
  7. National Health Service website. Tonsillitis. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/tonsillitis/. Accessed October 14, 2020.
  8. National Health Service. Inform, Laryngitis. Available at: https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/ears-nose-and-throat/laryngitis. Accessed October 14, 2020.
  9. National Health Service. Chest infection. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/chest-infection. Accessed October 14, 2020.
  10. Centers for Disease Control and Prevention. Common illnesses, chest cold (Acute Bronchitis). Available at:  https://www.cdc.gov/antibiotic-use/community/for-patients/common-illnesses/bronchitis.html. Accessed October 14, 2020.
  11. National Health Service. Pneumonia. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/pneumonia/. Accessed October 14, 2020.
  12. Health Service Executive. Pneumonia Available at: https://www.hse.ie/eng/health/az/c/community-acquired-pneumonia/. Accessed October 14, 2020.
  13. Centers for Disease Control and Prevention. Key Facts About Influenza (Flu). Available at: https://www.cdc.gov/flu/about/keyfacts.htm. Accessed October 14, 2020.
  14. National Health Service. Flu. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/flu/. Accessed October 14, 2020.
  15. Health Service Executive. Flu – Symptoms and diagnosis. Available at: https://www2.hse.ie/conditions/flu/flu-symptoms-and-diagnosis.html. Accessed October 14, 2020
VTM2239268 - Tháng 6/2022