Tổng quan về viêm họng ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, điều trị, phòng ngừa

Thời điểm giao mùa khiến tình trạng sốt viêm họng rất dễ xảy ra. Viêm họng ở người lớn tuy không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến công việc, và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, tìm hiểu thêm thông tin tổng quan về viêm họng là cần thiết. Hãy cùng a:care theo dõi bài viết dưới đây!

Triệu chứng viêm họng ở người lớn

Viêm họng là tình trạng cổ họng đỏ, sưng và đau, đặc biệt là khi nuốt. Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau họng là vi rút, nhưng một số tình trạng viêm họng có thể là do vi khuẩn streptococcus pyogenes gây ra.

Đối với viêm họng do streptococcus pyogenes, các triệu chứng thường gặp như: Sốt, đau khi nuốt, đau họng, amidan đỏ và sưng, các hạch bạch huyết ở trước cổ đỏ và sưng,…

Sốt viêm họng ở người lớn
Sốt viêm họng ở người lớn

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng ở người lớn

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng ở người lớn thường do các loại vi rút gây cảm lạnh và cúm. Viêm họng do vi khuẩn thường ít gặp hơn. 

Nhiễm vi rút

Các bệnh do vi rút gây viêm họng bao gồm:

  • Cảm lạnh thông thường
  • Cúm
  • Bệnh sởi
  • Thủy đậu
  • Bệnh vi-rút Corona 2019 (Covid-19)

Nhiễm khuẩn

Nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây đau họng. Phổ biến nhất là Streptococcus pyogenes (streptococcus nhóm A) gây viêm họng liên cầu khuẩn.

Nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác gây đau họng bao gồm:

  • Dị ứng: Dị ứng với lông thú cưng, nấm mốc, bụi và phấn hoa có thể gây đau họng. 
  • Không khí khô có thể khiến cổ họng bạn cảm thấy thô ráp và ngứa ngáy. Thở bằng miệng, thường là do nghẹt mũi mãn tính cũng có thể gây khô họng, đau họng.
  • Chất kích thích: Ô nhiễm không khí ngoài trời và ô nhiễm trong nhà như khói thuốc lá hoặc hóa chất có thể gây viêm họng mạn tính. Hút thuốc lá, uống rượu và ăn đồ cay cũng có thể gây kích ứng cổ họng.
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây viêm họng cấp ở người lớn
Hút thuốc lá có thể gây kích ứng cổ họng
  • Căng cơ cổ họng: Bạn có thể bị căng các cơ ở cổ họng do la hét, nói to hoặc nói chuyện trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là một chứng rối loạn tiêu hóa, trong đó axit dạ dày trào ngược vào thực quản. Các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác có thể bao gồm ợ nóng, đau họng, khàn giọng.

Viêm họng nên ăn gì và không nên ăn gì?

 Viêm họng nên ăn gì?

Người bị viêm họng nên ăn các thực phẩm mềm và dễ nuốt giúp hạn chế kích ứng cho cổ họng. Thức ăn và đồ uống ấm cũng có thể giúp làm dịu cổ họng của bạn.

Một số thực phẩm người bị viêm họng nên ăn như:

  • Mì ống
  • Bột yến mạch ấm, ngũ cốc nấu chín 
  • Sữa chua nguyên chất hoặc sữa chua với trái cây xay nhuyễn
  • Sinh tố trái cây hoặc rau quả
  • Súp, khoai tây nghiền
  • Sữa
  • Nước trái cây không có tính axit, ví dụ như nước ép nho hoặc táo
  • Trứng luộc
Người bị viêm họng nên uống nước ép không có tính axit
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Viêm họng không nên ăn gì?

Bạn nên tránh sử dụng những thực phẩm có thể gây kích ứng cổ họng hoặc khó nuốt. Bao gồm:

  • Bánh quy, bánh mì giòn
  • Gia vị, nước sốt cay 
  • Nước ngọt
  • Cà phê
  • Rượu bia
  • Đồ ăn nhẹ dạng khô, chẳng hạn như khoai tây chiên, bỏng ngô
  • Trái cây có tính axit, ví dụ như cam, chanh, cà chua và bưởi

Ở một số người, sữa có thể làm tăng sản xuất chất nhầy. Điều này có thể khiến bạn phải hắng giọng thường xuyên, khiến cơn đau họng trở nên trầm trọng hơn.

Viêm họng ở người lớn có nguy hiểm không?

Viêm họng là tình trạng rất phổ biến và thường không gây nguy hiểm. Bệnh thường đỡ trong vòng một tuần, và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên trường hợp các triệu chứng ngày càng nặng hơn, bạn thấy khó thở và khó nuốt, giọng nói bị nghẹt, thở rít (một âm thanh lớn, gắt, có cường độ cao khi thở) thì cần đi thăm khám bác sĩ sớm.

Các biến chứng của viêm họng ở người lớn

Các biến chứng có thể xảy ra sau khi bị viêm họng liên cầu khuẩn, khi vi khuẩn lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Áp xe quanh amidan hoặc ở cổ
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Viêm xoang
  • Nhiễm trùng tai
  • Sốt thấp khớp (một căn bệnh có thể ảnh hưởng đến tim, khớp, não và da)
  • Viêm cầu thận sau liên cầu khuẩn

Các biến chứng của viêm họng ở người lớn

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có cách điều trị viêm họng khác nhau. 

Nếu viêm họng là do nhiễm vi khuẩn (viêm họng cấp), cách điều trị viêm họng ở người lớn sẽ là sử dụng thuốc kháng sinh. Bạn cần uống đủ liệu trình, ngay cả khi bạn đã cảm thấy khỏe hơn trước khi dùng hết thuốc để tránh tình trạng kháng kháng sinh. 

Viêm họng do nhiễm vi rút thường không cần điều trị. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng acetaminophen hoặc thuốc giảm đau nhẹ để giúp giảm đau và hạ sốt.

Nếu xét nghiệm phát hiện khối u hoặc nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ thảo luận và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp với từng trường hợp.

Điều trị viêm họng ở người lớn
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Các biến chứng của viêm họng ở người lớn

Cách tốt nhất để phòng ngừa viêm họng là tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh và vệ sinh cơ thể sạch sẽ. 

  • Rửa tay kỹ và thường xuyên trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn, sau khi hắt hơi hoặc ho.
  • Tránh chạm tay vào mặt, mắt, mũi hay miệng.
  • Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước hoặc đồ dùng.
  • Ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy và vứt nó đi, sau đó rửa tay. Khi cần thiết, hãy hắt hơi vào khuỷu tay của bạn.
  • Sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn thay thế cho việc rửa tay khi không có xà phòng và nước.
  • Thường xuyên vệ sinh và khử trùng điện thoại, tay nắm cửa, công tắc đèn, điều khiển từ xa và bàn phím máy tính. Khi bạn đi du lịch, hãy vệ sinh điện thoại, công tắc đèn và điều khiển từ xa trong phòng khách sạn của bạn.
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh hoặc người có triệu chứng viêm họng.
Rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi hắt hơi hoặc ho để ngừa viêm họng
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Như vậy, sốt viêm họng là tình trạng khá phổ biến ở người lớn. Bệnh thường tự khỏi nhưng cũng có trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hy vọng qua bài viết mà a:care Việt Nam vừa cung cấp, bạn sẽ có thêm thông tin về cách điều trị cũng như dự phòng bệnh viêm họng hiệu quả.

Tài liệu tham khảo:

1. Sore throat (pharyngitis): https://www.healthdirect.gov.au/sore-throat
2.Sore Throat: https://www.cdc.gov/antibiotic-use/sore-throat.html
3.What to Eat and Drink When You Have a Sore Throat: https://www.healthline.com/health/cold-flu/what-to-eat-when-you-have-a-sore-throat#foods-and-drinks-to-have
4.Sore throat: https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/ears-nose-and-throat/sore-throat/
5Strep Throat: All You Need to Know: https://www.cdc.gov/groupastrep/diseases-public/strep-throat.html
6.Sore throat: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/symptoms-causes/syc-20351635

VTM1305466 (v1.0)