Tiêm phòng cúm cho mẹ bầu: Lời khuyên từ chuyên gia (Phần 1)

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi
Chuyên gia viết bài: BS.CKII. Nguyễn Bá Mỹ Nhi
Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
  • Ngày cập nhật: 18/08/2023

Hệ miễn dịch trong thai kỳ thay đổi như thế nào?

Khi mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ bị ức chế một cách tự nhiên tạm thời để đảm bảo cân bằng giữa việc bảo vệ người mẹ khỏi bị nhiễm trùng và bảo vệ thai nhi tránh các tác động bất lợi từ  hệ thống miễn dịch của mẹ.

Miễn dịch bị suy giảm tạm  thời  trong thai kỳ khiến sức đề kháng của các mẹ yếu đinhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh.

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Phụ nữ dễ bị nhiễm cúm hơn khi mang thai

Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng hô hấp rất thường gặp, gây ra bởi virus cúm.

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch bị suy giảm khiến mẹ bầu dễ bị cúm hơn. Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 5-11% mẹ bầu bị ảnh hưởng bởi cúm mùa hằng năm.

Triệu chứng cảm cúm mẹ bầu cần lưu ý?

Triệu chứng cúm bao gồm sốt cao trên 37.8°C, ho khan, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đau nhức cơ bắp, cảm giác mệt mỏi và ớn lạnh….  Một số người có thể buồn nôn, nôn ói hoặc tiêu chảy.

Ngoài ra, có thể mẹ bị nhiễm cúm với các triệu chứng hô hấp nhưng không kèm sốt.

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Mẹ bầu mắc cúm như thế nào?

Mẹ bầu sẽ dễ bị nhiễm cúm nếu tiếp xúc gần với người đã mắc bệnh. Những trường hợp tiếp xúc gần chẳng hạn như:

  • Sử dụng chung vật dụng vệ sinh cá nhân,  ăn uống  chung ….
  • Chăm sóc trẻ đang bị cảm cúm
  • Ở gần những người đang bị cúm hoặc những người thường xuyên có các triệu chứng  hắt hơi, ho hoặc sổ mũi….

Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc với những vật dùng đã bị lây nhiễm.

Tại sao nhiễm cúm khi mang thai thật đáng lo ngại?

So với phụ nữ không mang thai, mẹ bầu khi bị cúm thường bị nặng hơn hoặc dễ gặp các biến chứng hơn.

Bên cạnh hệ miễn dịch bị suy yếu, thai kỳ cũng ảnh hưởng đến tim và phổi của người mẹ, làm tăng khả năng  bị nặng lên với  các biến chứng nghiêm trọng như bị suy hô hấp, viêm phổi nặng cần nhập viện điều trị, thở máy…

Bị cúm khi mang thai có thể đe dọa tính mạng. Phụ nữ mang thai có nguy cơ tử vong do cúm cao hơn gấp 4 lần so với phụ nữ không mang thai, dù những trường hợp này khá hiếm xảy ra.

Cúm gây ra biến chứng cho mẹ

Phổ biến:

  • Viêm phổi
  • Bệnh sẵn có tiến triển nặng hơn: Hen phế quản, bệnh tim mạch, đái tháo đường…
  • Viêm tai, viêm xoang

Ít phổ biến hơn:

  • Viêm cơ tim, màng ngoài tim
  • Viêm cơ, tiêu cơ
  • Bệnh não và viêm não
  • Suy đa cơ quan

Cúm ảnh hưởng đến thai nhi

Nhiễm cúm trong thai kỳ thông thường cũng có thể  ảnh hưởng gây dị tật thần kinh và tác động có hại đến thai nhi đang phát triển, làm tăng tỷ lệ sảy thai trẻ nhẹ cân khi sinh.

Cúm cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho thai nhi như sinh non dị tật bẩm sinh khác.

Các phương pháp phòng cúm hiệu quả?

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị tiêm vaccine là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm khi mang thai.

Ngoài ra, một số bước đơn giản cần thực hiện bao gồm xây dựng thói quen ăn uống phù hợp và đầy đủ chất , ngủ đủ giấctránh tiếp xúc với những người bị cúm.

Một số việc khác mẹ bầu có thể làm để giảm khả năng bi lây bệnh cúm như:

  • Tránh dùng chung thức ăn, hoặc đồ dùng cá nhân  với người khác.
  • Tránh tụ tập tâp tại những  nơi đông người
  • Đeo khẩu trang tại các nơi công cộng
  • Tránh chạm tay  vào mắt, mũi, miệng, vùng hầu họng…
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng, luôn chuẩn bị sẵn dung dịch sát khuẩn nhanh, nước rửa tay khô, để sử dụng khi không thể rửa tay bằng xà phòng và nước.
Hình ảnh mang tính chất minh họa

Tiêm vaccine là cách phòng cúm tốt nhất

  • Tiêm vaccine cúm là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ cả mẹ bầu và em bé khỏi bệnh cúm.
  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các loại vaccine cúm đã được chứng minh giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm và giảm 70-80% tỷ lệ tử vong do cúm.
  • Tiêm phòng cúm mùa làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp do cúm trong thai kỳ .
  • Phụ nữ mang thai tiêm vaccine cúm cũng giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh cúm trong vài tháng đầu sau khi sinh, khi các bé không có sẵn kháng thể trong cơ thẻ  (<6 tháng tuổi) và chưa tiêm vaccine được.
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi
Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Vaccine cúm mùa giúp bảo vệ mẹ và bé

Bảo vệ mẹ bầu: Bị cúm có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho mẹ bầu. Ngay cả với mẹ có sức khỏe tốt. Tiêm phòng cúm làm giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện do cúm ở phụ nữ mang thai.

Bảo vệ thai nhi: Kháng thể của mẹ truyền cho con qua nhau thai, chủ yếu ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguy cơ thai chết lưu giảm tới 51% ở những phụ nữ mang thai được chủng ngừa cúm.

Bảo vệ em bé: Khi mẹ bầu chủng ngừa cúm, cơ thể bắt đầu tạo ra các kháng thể giúp chống lại bệnh. Các kháng thể từ mẹ được truyền sang thai nhi giúp bảo vệ em bé trong 6 tháng đầu đời. Điều này rất quan trọng vì trẻ dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ nên không thể tiêm vaccine phòng cúm được. Nếu các mẹ cho con bú sữa, các kháng thể cũng được truyền qua sữa mẹ và mang lại sự bảo vệ bổ sung cho trẻ sơ sinh.

Tiêm vaccine cúm mang lại lợi ích gì cho trẻ sơ sinh?

Giống như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ có xu hướng bị cúm nặng và có thể bị các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi,  nhiễm trùng tai giữa, trẻ cần nhập viện và có thể phải cần điều trị tại các đơn vị săn sóc tích cực. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh lại không thể chủng ngừa cúm cho đến khi đủ 6 tháng tuổi.

Cách để bảo vệ bé khỏi cúm trong 6 tháng đầu đời là tiêm vaccine cho mẹ bầu. Sau khi các mẹ đã tiêm phòng cúm, sẽ mất khoảng 2 tuần để cơ thể mẹ tạo ra các kháng thể chống lại virus. Những kháng thể này được truyền qua nhau thai và bảo vệ em bé, giúp làm giảm 50% nguy cơ nhiễm cúm ở trẻ sơ sinh so với các mẹ không tiêm phòng cúm. Tiêm phòng cúm cũng giảm trung bình 72% nguy cơ nhập viện do cúm ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Vaccine cúm có an toàn cho mẹ bầu?

Hàng triệu phụ nữ mang thai đã tiêm phòng cúm trong nhiều thập kỷ qua với thông tin an toàn tốt.

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh  tính an toàn của vaccine cúm chích cho phụ nữ mang thai.

Ủy ban tư vấn về thực hành tiêm chủng (ACIP) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai có thể  tiêm phòng cúm trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.

Vaccine cúm có an toàn cho thai nhi?

Tiêm phòng cúm khi mang thai là phương pháp hiệu quả để bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi bệnh cúm.

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy các  phụ nữ được tiêm vaccine trong thời kỳ mang thai, thì  không có bằng chứng nào chỉ ra vaccine cúm có gây hại cho thai nhi đang phát triển.

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Các hiệp hội y tế khuyến cáo về tiêm phòng cúm như thế nào?

Tiêm phòng cúm thường an toàn và được khuyến cáo cho phụ nữ trong mỗi lần mang thai. Tiêm vaccine cúm khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh cúm và các biến chứng khác có thể gây hại cho thai kỳ.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo phụ nữ mang thai cần được tiêm phòng cúm với mức độ ưu tiên cao nhất.

Tài liệu tham khảo

1. CDC. Pregnant and Recently Pregnant People. Centers for Disease Control and Prevention. Published October 25, 2022. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/need-extra-precautions/pregnant-people.html

2. Stanford Medicine Children’s Health. www.stanfordchildrens.org. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=maternal-and-fetal-infections-overview-90-P09523

3. Getting Sick While Pregnant. American Pregnancy Association. Published July 9, 2018. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/getting-sick-while-pregnant/

4. Kareva I. Immune Suppression in Pregnancy and Cancer: Parallels and Insights. Translational Oncology. 2020;13(7):100759. doi:https://doi.org/10.1016/j.tranon.2020.100759

5. CDC. Key Facts About Influenza (Flu). Centers for Disease Control and Prevention. Published October 24, 2022. https://www.cdc.gov/flu/about/keyfacts.htm#

6. Pregnancy and the flu: MedlinePlus Medical Encyclopedia. medlineplus.gov. https://medlineplus.gov/ency/article/007443.htm#

7. Services AC. 4 Common Respiratory Infections and How People With Asthma Can Protect Themselves. Asthma and Allergy Foundation of America. https://community.aafa.org/blog/4-common-respiratory-illnesses-and-how-people-with-asthma-can-protect-from-covid-19-flu-colds-pneumococcal-disease

8. Vousden N, Bunch K, Knight M. Incidence, risk factors and impact of seasonal influenza in pregnancy: A national cohort study. Farrar D, ed. PLOS ONE. 2021;16(1):e0244986. doi:https://doi.org/10.1371/journal.pone.0244986

9. Pregnant Women & Influenza (Flu) | Office of Research on Women’s Health. orwh.od.nih.gov. https://orwh.od.nih.gov/research/maternal-morbidity-and-mortality/information-for-women/pregnant-women-influenza-flu

10. Flu During Pregnancy. American Pregnancy Association. Published August 11, 2017. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/flu-during-pregnancy/

11. Influenza and other respiratory viruses – PAHO/WHO | Pan American Health Organization. www.paho.org. https://www.paho.org/en/topics/influenza-and-other-respiratory-viruses

12. NSW Health. Influenza fact sheet – Fact sheets. Nsw.gov.au. Published 2018. https://www.health.nsw.gov.au/Infectious/factsheets/Pages/influenza_factsheet.aspx

13. Influenza (Flu) Vaccine and Pregnancy | CDC. www.cdc.gov. Published December 12, 2019. https://www.cdc.gov/vaccines/pregnancy/hcp-toolkit/flu-vaccine-pregnancy.html

14. Pregnant women and influenza – Influenza. Nsw.gov.au. Published 2019. https://www.health.nsw.gov.au/Infectious/Influenza/Pages/influenza_and_pregnancy.aspx

15. CDC. Flu Symptoms & Complications. Centers for Disease Control and Prevention. Published February 24, 2021. https://www.cdc.gov/flu/symptoms/symptoms.htm

16. https://www.facebook.com/WebMD. Flu Complications. WebMD. Accessed August 9, 2023. https://www.webmd.com/cold-and-flu/flu-complications#

17. Flu and Pregnancy. Washington State Department of Health. https://doh.wa.gov/you-and-your-family/illness-and-disease-z/flu/flu-and-pregnancy#

18. New Study Finds Influenza during Pregnancy is Associated with Increased Risk of Pregnancy Loss and Reduced Birthweight | CDC. www.cdc.gov. Published October 30, 2020. https://www.cdc.gov/flu/spotlights/2020-2021/influenza-pregnancy-loss.htm

19. CDC. Flu Shots are Safe During Pregnancy. Centers for Disease Control and Prevention. Published December 2, 2022. https://www.cdc.gov/flu/highrisk/qa_vacpregnant.htm#

20. Influenza (flu) vaccine in pregnancy – what expectant mothers need to know. Wa.gov.au. Published 2012. https://www.healthywa.wa.gov.au/Articles/F_I/Influenza-vaccine-in-pregnancy-What-expectant-mothers-need-to-know

21. Health. Influenza vaccination in pregnancy. Australian Government Department of Health and Aged Care. Published March 2, 2023. https://www.health.gov.au/influenza-vaccination-in-pregnancy

22. Lindley MC, Kahn KE, Bardenheier BH, et al. Vital Signs: Burden and Prevention of Influenza and Pertussis Among Pregnant Women and Infants — United States. MMWR Morbidity and Mortality Weekly Report. 2019;68(40):885-892. doi:https://doi.org/10.15585/mmwr.mm6840e1

23. The flu jab in pregnancy. nhs.uk. Published December 3, 2020. https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/flu-jab/#:~:text=Yes.

24. Influenza Vaccination During Pregnancy. www.acog.org. Accessed August 9, 2023. https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/committee-opinion/articles/2018/04/influenza-vaccination-during-pregnancy#:~:text=Background-

VTM1285364 (v1.0)