Tiêm phòng cúm cho mẹ bầu: Lời khuyên từ chuyên gia (Phần 3)

Bác sĩ Lê Quang Thanh
Chuyên gia viết bài: TS.BS Lê Quang Thanh
Phó Chủ tịch Hội phụ sản Việt Nam (VAGO)/ Chủ tịch Hội Y học Bà mẹ và Thai nhi TP.HCM (HSMFM)/ Nguyên Giám đốc bệnh viện Từ Dũ
  • Ngày cập nhật: 18/08/2023

Tại sao cần tiêm cúm nhắc lại hằng năm?

Các chuyên gia khuyến nghị người dân nên tiêm lại vaccine cúm hàng năm để duy trì sự bảo vệ hiệu quả bởi lẽ:

  • Hiệu lực bảo vệ của vaccine cúm mùa kéo dài dưới 1 năm.
  • Nếu bị nhiễm bệnh, cúm sẽ tạo sức miễn dịch cao nhưng không bền.
  • Virus cúm biến đổi thường xuyên, việc phát triển vaccine cúm được thực hiện hằng năm để cập nhật các chủng virus cúm mới đang lưu hành.
TS.BS Lê Quang Thanh
Phó Chủ tịch Hội phụ sản Việt Nam (VAGO)
Chủ tịch Hội Y học Bà mẹ và Thai nhi TP.HCM (HSMFM)
Nguyên Giám đốc bệnh viện Từ Dũ

Bên cạnh tiêm vaccine mẹ bầu nên làm gì để phòng ngừa cúm

Gia đình, và những người chăm sóc cũng cần tiêm vaccine cúm để bảo vệ cho mẹ bầu và thai nhi tốt hơn. Ngoài ra các mẹ cần chú ý:

  • Ở nhà nếu bị ốm với các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Nếu cần rời khỏi nhà khi bị ốm, hãy đeo khẩu trang sạch và tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.
  • Tránh tiếp xúc với những người bị cúm. Đeo khẩu trang nếu không thể giữ khoảng cách với những người khác.
  • Rửa tay thường xuyên. Sử dụng xà phòng và nước và rửa trong 20 giây. Khi bạn không thể rửa tay bằng xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi.
  • Che miệng khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy và hắt hơi vào khuỷu tay thay vì vào bàn tay.
  • Làm sạch các bề mặt thường xuyên chạm vào, đặc biệt khi có người bị bệnh.

Ai cần cẩn trọng khi tiêm vaccine cúm mùa?

Nếu đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với một loại vaccine cúm trước đây thì không tiêm lại vaccine cúm đó và có thể cả những loại vaccine cúm khác.

Các mẹ cần trao đổi với bác sĩ để xem việc tiêm vaccine có phù hợp hay không, hoặc cần trì hoãn tiêm nếu:

  • Bị dị ứng với trứng hoặc bất kỳ thành phần nào trong vaccine.
  • Từng mắc Hội chứng Guillain-Barré (viêm đa dây thần kinh).
  • Có phản ứng dị ứng nghiêm trọng trước đó với loại vaccine cúm khác.
  • Cảm thấy không khỏe.
  • Đang bị cảm, cúm hoặc viêm nhiễm.
Hình ảnh mang tính chất minh họa

Mẹ bầu dị ứng với trứng có thể tiêm vaccine được không?

Mẹ bầu dị ứng với trứng nếu cảm thấy bị phát ban hoặc đau bụng sau mỗi lần ăn trứng. Các triệu chứng khác có thể gặp như: nôn mửa, co thắt dạ dày, khó tiêu, tiêu chảy, khó thở, ho nhiều dai dẳng, đau họng, khàn giọng, da nhợt nhạt hoặc xanh, phát ban, sưng môi hoặc lưỡi, chóng mặt, nhầm lẫn.

Những người bị dị ứng  trứng vẫn có thể được tiêm vaccine cúm phù hợp.

Đối với phụ nữ đang mang thai, có tiền sử dị ứng trứng cần được tiêm vaccine thành phần không chứa trứng tại cơ sở y tế, được giám sát bởi bác sĩ có khả năng nhận biết và kiểm soát các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Khi nào trẻ cần được tiêm vaccine?

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên được khuyến cáo tiêm phòng cúm mùa hàng năm.

Sau khoảng 2 tuần kể từ khi vaccine được đưa vào cơ thể, kháng thể sẽ được sản sinh và có khả năng chống lại vi rút từ 50% cho tới 80%.

Trẻ từ 6 tháng tuổi – 9 tuổi, chưa tiêm vaccine cúm mùa:

  • Mũi 1: 0,5 ml cho lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Tiếp tục tiêm liều nhắc lại, sau mũi 1 ít nhất một tháng.

Từ 9 tuổi trở lên, trẻ có thể tiêm mỗi năm nhắc lại 1 mũi tương tự tiêm cho người trưởng thành.

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Nếu mẹ bầu bị nhiễm cúm, điều trị sớm là rất quan trọng

Bị sốt do nhiễm cúm trong giai đoạn đầu của thai kỳ  có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc dẫn đến dị tật bẩm sinh. Các mẹ bị sốt trong giai đoạn này cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán điều trị kịp thời.

Thuốc kháng virus có thể làm cho bệnh cúm nhẹ hơn và giúp các mẹ cảm thấy khỏe nhanh hơn. Mẹ bầu cần uống thuốc theo sự chỉ dẫn từ bác . Nên đi khám bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt vì thuốc kháng virus hoạt động tốt nhất khi bắt đầu sớm (trong vòng 48 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu).

Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay

Nếu mẹ bầu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đi khám bác sĩ ngay:

  • Khó thở, hụt hơi.
  • Chóng mặt dai dẳng, nhầm lẫn, co giật.
  • Nôn mửa liên tục.
  • Thai nhi giảm số lần cử động hoặc không cử động.
  • Sốt cao (trên 38.5 độ C) hoặc không hạ sốt sau 24 giờ dùng paracetamol.
  • Không đi tiểu.
  • Đau cơ nghiêm trọng, yếu mệt nặng.
  • Sốt hoặc ho đỡ nhưng sau đó bị lại hoặc trầm trọng hơn.
Hình ảnh mang tính chất minh họa

Cân nhắc điều trị cúm trong thai kỳ

Trong 3 tháng đầu, những cơn sốt do cúm ở mẹ có thể ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển, có thể dẫn đến sẩy thai.

Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, mối quan tâm chủ yếu là mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm ở người mẹ,khả năng ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi có triệu chứng cúm, mẹ bầu cần thăm khám sớm để được hạ sốt và điều trị kịp thời.

Bác sĩ thường sử dụng paracetamol để hạ sốt và cân nhắc sử dụng thuốc kháng virus để điều trị cúm.

Các mẹ nhiễm cúm có thể kiểm soát bệnh trong thai kỳ như thế nào?

  • Uống nhiều nước.
  • Vận động thường xuyên và phù hợp.
  • Uống paracetamol theo hướng dẫn khi bị sốt.
  • Nếu các mẹ có bệnh lý nền, cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
  • Theo dõi sát sao các chuyển động của bé.
Hình ảnh mang tính chất minh họa

Tài liệu tham khảo

1. Flu and Pregnancy. Washington State Department of Health. https://doh.wa.gov/you-and-your-family/illness-and-disease-z/flu/flu-and-pregnancy#

2. CDC. Flu Shots are Safe During Pregnancy. Centers for Disease Control and Prevention. Published December 2, 2022. https://www.cdc.gov/flu/highrisk/qa_vacpregnant.htm#

3. CDC. Flu Vaccine and People with Egg Allergies. Centers for Disease Control and Prevention. Published December 28, 2017. https://www.cdc.gov/flu/prevent/egg-allergies.htm

4. ACAAI. Egg. ACAAI Patient. Published March 21, 2019. https://acaai.org/allergies/allergic-conditions/food/egg/

5. Pregnant Women & Influenza (Flu) | Office of Research on Women’s Health. orwh.od.nih.gov. https://orwh.od.nih.gov/research/maternal-morbidity-and-mortality/information-for-women/pregnant-women-influenza-flu

6. Influenza (Flu) Vaccine and Pregnancy | CDC. www.cdc.gov. Published April 25, 2023. https://www.cdc.gov/vaccines/pregnancy/hcp-toolkit/flu-vaccine-pregnancy.html#

7. Flu During Pregnancy. American Pregnancy Association. Published August 11, 2017. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/flu-during-pregnancy/

8. Influenza and pregnancy – guidance for clinicians fact sheet – Fact sheets. www.health.nsw.gov.au. Accessed August 9, 2023. https://www.health.nsw.gov.au/Infectious/factsheets/Pages/influenza-pregnancy-info-for-clinicians.aspx

9. Vousden N, Bunch K, Knight M. Incidence, risk factors and impact of seasonal influenza in pregnancy: A national cohort study. Farrar D, ed. PLOS ONE. 2021;16(1):e0244986. doi:https://doi.org/10.1371/journal.pone.0244986

10. Influenza and other respiratory viruses – PAHO/WHO | Pan American Health Organization. www.paho.org. https://www.paho.org/en/topics/influenza-and-other-respiratory-viruses

11. NSW Health. Influenza fact sheet – Fact sheets. Nsw.gov.au. Published 2018. https://www.health.nsw.gov.au/Infectious/factsheets/Pages/influenza_factsheet.aspx

12. Pregnant women and influenza – Influenza. Nsw.gov.au. Published 2019. https://www.health.nsw.gov.au/Infectious/Influenza/Pages/influenza_and_pregnancy.aspx

13. Health. Influenza vaccination in pregnancy. Australian Government Department of Health and Aged Care. Published March 2, 2023. https://www.health.gov.au/influenza-vaccination-in-pregnancy

14. Lindley MC, Kahn KE, Bardenheier BH, et al. Vital Signs: Burden and Prevention of Influenza and Pertussis Among Pregnant Women and Infants — United States. MMWR Morbidity and Mortality Weekly Report. 2019;68(40):885-892. doi:https://doi.org/10.15585/mmwr.mm6840e1

VTM1285367 (v1.0)