Tiêm phòng cúm cho mẹ bầu: Lời khuyên từ chuyên gia (Phần 2)

Chuyên gia viết bài: PGS.TS.BS. Cao Hữu Nghĩa
Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học Y sinh, Viện Pasteur TP.HCM
  • Ngày cập nhật: 18/08/2023

Khi nào tiêm vaccine thì phù hợp?

Phụ nữ mang thai có thể tiêm phòng cúm trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, ưu tiên bảo vệ phụ nữ trong 3 tháng giữa 3 tháng cuối của thai kỳ vì đây là thời điểm dễ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng do cúm. Sau khi chủng ngừa, thường mất đến 2 tuần để phát huy tác dụng bảo vệ.

Phụ nữ đã tiêm vaccine trước khi mang thai cần được tiêm lại trong thời kỳ mang thai để bảo vệ thai nhi.

Điều quan trọng không kém là những người khác trong gia đình cũng cần được chủng ngừa cúm. Các thành viên trong gia đình cần tiêm phòng cúm 2 tuần trước khi mùa cúm bắt đầu.

Thời điểm nào trong năm dễ mắc cúm mùa

Theo tổ chức WHO, tại các vùng ôn đới, dịch cúm mùa thường xảy ra vào mùa lạnh. Và tại các vùng nhiệt đới, bệnh thường xảy ra quanh năm với các đợt bùng phát bất thường.

Tại Việt Nam bệnh cúm xuất hiện quanh năm và thường có 1-2 đỉnh dịch/năm, gia tăng vào tháng 3 – 4 tháng 9-10 hằng năm.

Hình ảnh minh họa cấu trúc 3D của virus cúm

Tình hình lưu hành cúm tại Việt Nam

Mỗi năm, Hệ thống Giám sát và Ứng phó với Cúm của WHO sẽ đánh giá sự biến đổi của virus cúm, và đưa ra khuyến cáo về thành phần vaccine cho mùa cúm tiếp theo trong mỗi bán cầu

Đối với các quốc gia ở Bắc bán cầu: vaccine được sử dụng có “công thức Bán cầu bắc“, phản ánh các chủng virus dự kiến sẽ lưu hành trong mùa đông Bắc bán cầu.

Tương tự ở Nam bán cầu: Vaccine thuộc “công thức bán cầu Nam” sẽ được sử dụng, phản ánh các chủng virus dự kiến lưu hành trong mùa đông ở Nam bán cầu.

Việt Nam tuy thuộc Bắc Bán Cầu, nhưng chủng cúm lưu hành tại nước ta có sự kết hợp giữa các chủng virus từ cả khu vực Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

Vaccine cúm tứ giá là gì? Sự phát triển của vaccine từ đơn giá đến tứ giá?

Vaccine cúm tứ giá là một loại vaccine tổng hợp, được sản xuất để bảo vệ cơ thể chống lại 4 chủng virus cúm khác nhau.

Sự phát triển từ vaccine đơn giá đến tứ giá:

  • Virus cúm A xuất hiện, vaccine cúm đơn giá đầu tiên ra đời
  • Virus cúm B xuất hiện, vaccine nhị giá được phát triển để bảo vệ người dân khỏi cả 2 chủng cúm A và B
  • Trước 2 chủng cúm A (H1N1 và  H3N2) và 1 chủng cúm B, vaccine tam giá được phát triển
  • Sự phân hóa của virus cúm B thành 2 chủng riêng biệt (Victoria và Yamagata) đã dẫn đến sự phát triển của vaccine cúm tứ giá
Hình ảnh mang tính chất minh họa

Mẹ bầu có thể dùng loại vaccine cúm tứ giá nào?

Các loại vaccine cúm tiêm cho phụ nữ mang thai đều là vaccine cúm bất hoạt – chứa các virus cúm đã chết nên không có khả năng gây bệnh cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Hiện các vaccine cúm tứ giá được cấp phép tại Việt Nam đều là loại vaccine cúm bất hoạt có thể dùng cho mẹ bầu.

Vaccine cúm tứ giá, bất hoạt có những loại thường gặp nào?

Theo quá trình phát triển của vaccine, thành phần trong công thức vaccine cúm cũng ngày càng hoàn hiện hơn. Một số loại vaccine cúm tứ giá, bất hoạt có thể kể đến như:

Vaccine toàn phần – virus cúm nguyên vẹn được bất hoạt

Vaccine phân mảnh – virus được bất hoạt, phân cắt, chứa hàm lượng cao các thành phần cần thiết để tạo ra miễn dịch

Vaccine tiểu đơn vị – virus được bất hoạt, phân cắt và tinh chế để chọn lọc các thành phần cần thiết

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Vaccine cúm tứ giá tiểu đơn vị có gì khác biệt?

Vaccine cúm tứ giá tiểu đơn vị có khả năng tạo ra miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi virus tương đương so với vaccine phân mảnh, và ít gây phản ứng tại chỗ phản ứng toàn thân hơn.

Vì chỉ chứa các thành phần cần thiết để tạo miễn dịch, và không chứa các thành phần khác của virus, khả năng gây ra phản ứng có hại của vaccine tiểu đơn vị là rất thấp.

Nhờ đó, vaccine cúm tứ giá tiểu đơn vị phù hợp cho nhiều đối tượng như trẻ em, người lớn, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

PGS.TS.BS. Cao Hữu Nghĩa
Chủ nhiệm Bộ môn khoa học Y sinh, viện Pasteur TP.HCM

Những lưu ý sau tiêm vaccine cúm

Sau khi tiêm vaccine cần lưu ý tác dụng phụ chủ yếu là đau ở vị trí tiêm. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như đau , nhức đầu, sốt nhẹ, buồn nôn,… Thường thì những triệu chứng này nhẹ và tự hết hoàn toàn trong từ 1 – 2 ngày. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 ngày thì các mẹ cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn.

Tương tự với các vaccine khác, mẹ bầu sẽ được theo dõi các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine cúm từ 15-30 phút.

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Tài liệu tham khảo

1. CDC. Learn more about the flu season. Centers for Disease Control and Prevention. Published September 20, 2022. https://www.cdc.gov/flu/about/season/index.html#

2. Influenza (flu) vaccine in pregnancy – what expectant mothers need to know. Wa.gov.au. Published 2012. https://www.healthywa.wa.gov.au/Articles/F_I/Influenza-vaccine-in-pregnancy-What-expectant-mothers-need-to-know

3. Flu and Pregnancy. Washington State Department of Health. https://doh.wa.gov/you-and-your-family/illness-and-disease-z/flu/flu-and-pregnancy#

4. Influenza (flu). The Australian Immunisation Handbook. https://immunisationhandbook.health.gov.au/contents/vaccine-preventable-diseases/influenza-flu

5. Influenza and other respiratory viruses – PAHO/WHO | Pan American Health Organization. www.paho.org. https://www.paho.org/en/topics/influenza-and-other-respiratory-viruses

6. Flu vaccine service season 2021/2022 at FMP Hanoi. www.vietnammedicalpractice.com. https://www.vietnammedicalpractice.com/hanoi/en/news/flu-vaccine-season-21-22-fmp-hanoi

7. Dinh Nguyen Tran, Minh T, Manh Tuan Ha, Hayakawa S, Masashi Mizuguchi, Ushijima H. Molecular epidemiology of influenza A virus infection among hospitalized children in vietnam during post-pandemic period. Journal of Medical Virology. 2015;87(6):904-912. doi:https://doi.org/10.1002/jmv.24143

8. Recommended composition of influenza virus vaccines for use in the 2023-2024 northern hemisphere influenza season. www.who.int. Accessed August 9, 2023. https://www.who.int/publications/m/item/recommended-composition-of-influenza-virus-vaccines-for-use-in-the-2023-2024-northern-hemisphere-influenza-season#

9. EMA. EU recommendations for 2023-2024 seasonal flu vaccine composition. European Medicines Agency. Published April 3, 2023. Accessed August 9, 2023. https://www.ema.europa.eu/en/news/eu-recommendations-2023-2024-seasonal-flu-vaccine-composition#

10. Hannoun C. The evolving history of influenza viruses and influenza vaccines. Expert Review of Vaccines. 2013;12(9):1085-1094. doi:https://doi.org/10.1586/14760584.2013.824709

11. Ambrose CS, Levin MJ. The rationale for quadrivalent influenza vaccines. Human Vaccines & Immunotherapeutics. 2012;8(1):81-88. doi:https://doi.org/10.4161/hv.8.1.17623

12. Shasha D, Valinsky L, Hershkowitz Sikron F, et al. Quadrivalent versus trivalent influenza vaccine: clinical outcomes in two influenza seasons, historical cohort study. Clinical Microbiology and Infection. 2020;26(1):101-106. doi:https://doi.org/10.1016/j.cmi.2019.05.003

13. Maltezou HC, Asimakopoulos G, Stavrou S, et al. Effectiveness of quadrivalent influenza vaccine in pregnant women and infants, 2018–2019. 2020;38(29):4625-4631. doi:https://doi.org/10.1016/j.vaccine.2020.04.060

14. Influenza (Flu) Vaccine and Pregnancy | CDC. www.cdc.gov. Published April 25, 2023. Accessed August 9, 2023. https://www.cdc.gov/vaccines/pregnancy/hcp-toolkit/flu-vaccine-pregnancy.html#

15. Chen J, Wang J, Zhang J, Ly H. Advances in Development and Application of Influenza Vaccines. Frontiers in Immunology. 2021;12. doi:https://doi.org/10.3389/fimmu.2021.711997

16. Leeb A, Carcione D, Richmond PC, Jacoby P, Effler PV. Reactogenicity of two 2010 trivalent inactivated influenza vaccine formulations in adults. Vaccine. 2011;29(45):7920-7924. doi:https://doi.org/10.1016/j.vaccine.2011.08.073

17. Dong P, Li Y, Zheng T, et al. [Comparative study on safety and immunogenicity between influenza subunit vaccine and split vaccine]. Zhonghua Liu Xing Bing Xue Za Zhi = Zhonghua Liuxingbingxue Zazhi. 2003;24(7):570-573. Accessed August 9, 2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12975010/

18. Wang Y, Zhang Y, Wu H, et al. Safety and immunogenicity of a quadrivalent inactivated subunit non-adjuvanted influenza vaccine: A randomized, double-blind, active-controlled phase 1 clinical trial. Vaccine. Published online June 2021. doi:https://doi.org/10.1016/j.vaccine.2021.05.070

19. Beyer WEP, Nauta JJP, Palache AM, Giezeman KM, Osterhaus ADME. Immunogenicity and safety of inactivated influenza vaccines in primed populations: A systematic literature review and meta-analysis. Vaccine. 2011;29(34):5785-5792. doi:https://doi.org/10.1016/j.vaccine.2011.05.040

20. Pregnancy and the flu: MedlinePlus Medical Encyclopedia. medlineplus.gov. https://medlineplus.gov/ency/article/007443.htm

21. After vaccination. The Australian Immunisation Handbook. Published May 15, 2022. https://immunisationhandbook.health.gov.au/contents/vaccination-procedures/after-vaccination

22. Anaphylaxis after vaccination – Vaccination. www.health.nsw.gov.au. https://www.health.nsw.gov.au/Infectious/covid-19/vaccine/Pages/management-of-anaphylaxis.aspx#

VTM1285366 (v1.0)