Sớm tiêm phòng cúm – Mẹ bầu khỏe, thai kỳ an tâm

Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra do virus cúm (Influenza virus). Bệnh có tính lây lan cao, đặc biệt ở người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ có thai. Bệnh thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu bệnh nhân mắc cúm có biến chứng nghiêm trọng, nhưng lại không được phát hiện và điều trị phù hợp kịp thời.

Xem lại tọa đàm tư vấn “Sớm tiêm phòng cúm – Mẹ bầu khỏe, Thai kỳ an tâm” ngay

Trong chương trình toạ đàm tư vấn “SỚM TIÊM PHÒNG CÚM – MẸ BẦU KHỎE, THAI KỲ AN TÂM” được phát sóng trực tuyến trên VNExpress ngày 19/05/2023, TTND.PGS.TS.BS LƯU THỊ HỒNG, Phó Giám Đốc Trung Tâm Sản Phụ Khoa, Bệnh Viện Tâm Anh Hà Nội cùng với PGS. TS. BS. Cao Hữu Nghĩa, Chủ nghiệm Bộ môn Khoa học Y sinh, Viện Pauster TP. HCM đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về cách phòng ngừa chủ động bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ mang thai, giúp mẹ bầu yên tâm vượt qua giai đoạn mang thai với tinh thần và sức khỏe tốt nhất.

Mở đầu chương trình TTND.PGS.TS.BS LƯU THỊ HỒNG đã chia sẻ những thông tin được nhiều mẹ bầu quan tâm, đó là nguy cơ nhiễm cúm đặc biệt cao ở nhóm phụ nữ mang thai. Nguyên nhân do đây là đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, đặc biệt khi nhiễm cúm kết hợp với các tình trạng thay đổi sinh lý có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp thậm chí phải nhập viện. Bên cạnh đó, PGS. Hồng còn đưa ra những ảnh hưởng đến thai nhi khi mẹ nhiễm cúm như nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, suy thai hay thai chết lưu.

TTND.PGS.TS.BS LƯU THỊ HỒNG, Phó Giám Đốc Trung Tâm Sản Phụ Khoa, Bệnh Viện Tâm Anh Hà Nội

Tiếp theo đó, PGS. Cao Hữu Nghĩa cập nhật tình hình dịch tễ học của cúm biến đổi liên tục trong các năm gần đây, đặc biệt ở khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có sự lưu hành của các đợt dịch cúm bởi cả virus cúm A và cúm B. Theo PGS. Nghĩa, nhiễm cúm ở phụ nữ mang thai đặc trưng bởi hội chứng trên đường hô hấp, với các triệu chứng như sốt nhẹ rồi tăng dần, ớn lạnh, ho, đau họng, đau tai, chảy nước mắt mũi, mệt mỏi, kém ăn. Ngoài ra, có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy, đau cơ, nhức mỏi chân tay, và nhức ở hốc mắt. Điểm đáng lưu ý ở phụ nữ mang thai nhiễm cúm được PGS. Nghĩa nhấn mạnh, tùy vào thời điểm nhiễm cúm ở người mẹ mà có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề ở thai nhi, như giai đoạn 3 tháng đầu có thể dẫn đến dị tật ở trẻ, giai đoạn 5 tháng đầu có thể dẫn đến rối loạn tâm thần ở trẻ, còn ở giai đoạn cuối thai kì có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hay trẻ nhiễm cúm ngay khi sơ sinh. Do đó, việc nhận biết các triệu chứng cúm ngay từ đầu là hết sức quan trọng đặc biệt với phụ nữ mang thai.

Trước tình hình dịch tễ của cúm liên tục thay đổi và nguy cơ cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trên phụ nữ mang thai, cả hai vị khách mời đều khuyến cáo các mẹ bầu cần nhận biết các biện pháp phòng cúm cũng như nhận diện biểu hiện của cúm sớm và tìm đến sự hỗ trợ y tế từ các y bác sĩ để có được sự thăm khám, chẩn đoán cũng như hướng điều trị và chăm sóc dinh dưỡng phù hợp. Trong trường hợp không may bị nhiễm cúm, thì các biện pháp điều trị giúp nâng cao thể trạng, nâng sức đề kháng bằng chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hay một số sản phẩm bổ sung được ưu tiên hơn so với việc sự dụng thuốc kháng virus, hạn chế sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Như vậy đối với các mẹ bầu, các biện pháp phòng bệnh cúm được ưu tiên đặt lên hàng đầu theo PGS. Cao Hữu Nghĩa khái quát, bao gồm 7 giải pháp:

  • Tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu
  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng.
  • Giảm thiểu tối đa các áp lực.
  • Tránh tiếp xúc gần hay trực tiếp với các nguồn lây nhiễm cúm.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Duy trì không khí thông thoáng cho nơi ở
  • Giữ cơ thể luôn ấm khi vào mùa đông.

Trong đó, tiêm vaccine phòng cúm là biện pháp được đánh giá là tối ưu nhất. Việc tiêm phòng cúm khi mang thai không chỉ giúp ngăn ngừa cúm và giảm biến chứng cúm cho bà bầu mà còn ngăn ngừa nguy cơ cho thai nhi và bảo vệ em bé ngay sau khi sinh.
Tiêm vaccine cúm giúp giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 25% tỷ lệ sinh non và giảm 72% nguy cơ trẻ nhũ nhi (<6 tháng tuổi) nhập viện do cúm. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc cúm và diễn tiến nặng, nhưng đến 6 tháng tuổi trẻ mới có thể tiêm phòng cúm. Chính vì thế, việc tiêm vắc xin cúm cho phụ nữ trước và trong khi mang thai là rất quan trọng để hình thành các kháng thể truyền cho thai nhi qua nhau thai. Kháng thể này sẽ giúp bảo vệ bé trước nguy cơ mắc cúm trong những tháng đầu sau sinh.

Ngay sau đó, PGS. Nghĩa cũng đã giải đáp 2 câu hỏi được các mẹ bầu rất quan tâm là Tiêm vaccine cúm cho mẹ bầu thì có an toàn cho thai nhi không? Và nên lựa chọn loại vaccine cúm nào?
Vaccine cúm là một trong những vaccine an toàn nhất, hiện nay, với công nghệ bào chế hiện đại, trong đó vaccice cúm dạng tiểu đơn vị, chỉ chứa kháng nguyên bề mặt của virus cúm đã bị bất hoạt, không hề chứa các yếu tố di truyền, đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai kì. Cùng với đó, vaccine cúm tứ giá tiểu đơn vị ít gây phản ứng phụ như sốt, đau tại chỗ tiêm… hơn các vaccine cúm khác, sẽ là một lựa chọn phù hợp cho các mẹ bầu. Như vậy, việc tiêm vaccine cúm cho phụ nữ mang thai là giải pháp toàn diện, chủ động, vừa mang tính an toàn vừa đem lại lợi ích phòng cúm trước tình hình dịch bệnh phức tạp.

PGS. Hồng chia sẻ điều mong mỏi là các mẹ bầu và cả gia đình cùng được tiêm phòng ngừa cúm đầy đủ. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu và toàn diện, để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà, điều này là phù hợp với khuyến cáo của WHO và các hiệp hội chuyên ngành quốc tế: Tiêm phòng cúm giúp giảm biến chứng viêm phổi, giảm nguy cơ nhập viện và tử vong cho các đối tượng dễ tổn thương như:

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi
  • Người cao tuổi (trên 65 tuổi)
  • Người mắc bệnh mãn tính như bệnh hen, bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạch…
  • Nhân viên y tế.

Đặc biệt phụ nữ có thai được các Hiệp hội quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới, CDC Hoa Kỳ, Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ ACOG và nhiều tổ chức chuyên khoa khác khuyến cáo tiêm phòng cúm ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.

PGS. TS. BS. Cao Hữu Nghĩa, Chủ nghiệm Bộ môn Khoa học Y sinh, Viện Pauster TP. HCM

Trong suốt quá trình diễn ra tọa đàm, PGS.TS.BS. Lưu Thị Hồng và PGS. TS. BS. Cao Hữu Nghĩa đã giải đáp trực tiếp rất nhiều các câu hỏi liên quan đến bệnh cúm và tiêm phòng cúm , đem lại nhiều kiến thức và thông tin hữu ích cho quý vị khán giả, đặc biệt là các mẹ bầu. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cúm chủ động, trong đó tiêm phòng cúm là giải pháp hữu hiệu giúp bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai và thai nhi.

Tìm hiểu thêm về cúm mùa và vắc xin cúm tại: https://www.acare.abbott.vn/ho-hap/cum/

VTM2289119 (v1.0)