Tiêm phòng cúm cho cả gia đình khi trẻ có bệnh mạn tính từ 6 tháng tuổi

Bác sĩ Trường Hữu Khanh
Chuyên gia viết bài: BS. Trương Hữu Khanh
Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM / Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh – Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM
  • Ngày cập nhật: 29/2/2024

1. Cúm ảnh hưởng đến trẻ có bệnh mạn tính như thế nào?

Cúm có thể làm nặng hơn các tình trạng bệnh mạn sẵn có ở trẻ hoặc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm

Trẻ có bệnh tim, bệnh phổi, hen, bệnh thần kinh, suy giảm miễn dịch có nguy cơ nhập viện do cúm cao gấp 6 lần trẻ bình thường. Trẻ mắc bệnh tim hoặc bệnh thần kinh/thần kinh cơ có nguy cơ phải nằm viện kéo dài vì cúm.

Các trẻ có tiền sử bệnh thần kinh hoặc thần kinh cơ cũng có nguy cơ gặp biến chứng thần kinh khi mắc cúm cao hơn. Biến chứng thần khinh khi nhiễm cúm thường gặp nhất là co giật, liên quan đến sốt hoặc không sốt. Các biến chứng khác có thể là: hội chứng Guillain-Barré, bệnh não, đột quỵ, viêm tủy.

Cúm ảnh hưởng đến trẻ có bệnh mạn tính như thế nào
Cúm có thể làm nặng hơn các tình trạng bệnh mạn sẵn có ở trẻ hoặc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm

2. Lợi ích của vaccine cúm ở trẻ em từ 6 tháng tuổi qua các nghiên cứu y học

Theo nghiên cứu, tiêm phòng cúm giúp làm giảm một nửa nguy cơ tử vong do cúm (51%) ở trẻ em mắc các bệnh lý nền, có nguy cơ biến chứng cao. 

Đối với trẻ em bị hen, tiêm phòng cúm làm giảm đáng kể số cơn hen nặng, giảm số lần nhập viện, nhập cấp cứu, sử dụng thuốc giãn phế quản, sử dụng steroid toàn thân; thời gian nằm viện cũng giảm đáng kể ở nhóm được tiêm phòng cúm.

Đối với trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp tái phát, tiêm vaccine mang lại lợi ích cho cả trẻ và gia đình. Trẻ được tiêm phòng cúm ít bị nhiễm trùng đường hô hấp, giảm phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, nghỉ học hơn so với nhóm không tiêm chủng. Ba mẹ của nhóm trẻ được tiêm vaccine phòng cúm cũng ít phải nghỉ làm để chăm sóc con hơn.

BS. Trương Hữu Khanh nói về tiêm phòng cúm cho cả gia đình có trẻ 6 tháng tuổi mắc bệnh mạn tính
BS. Trương Hữu Khanh
Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM
Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh – Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM

3. Các thành viên trong gia đình cũng cần được tiêm vaccine

Nếu trẻ mắc bệnh mạn tính, hãy đảm bảo tiêm vaccine phòng cúm cho trẻ hàng năm khi vaccine sẵn có. 

Bên cạnh đó, tất cả các thành viên trong gia đình, người chăm sóc, hay tiếp xúc gần với trẻ cũng nên được tiêm phòng cúm để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho trẻ. Vì dù trẻ đã được tiêm vaccine, nhưng nếu tiếp xúc gần và thường xuyên với người nhiễm virus cúm thì vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh.

Các thành viên trong gia đình cũng cần được tiêm vaccine
Khi trẻ có bệnh mạn tính các thành viên trong gia đình, người chăm sóc, hay tiếp xúc gần với bé cũng nên được tiêm phòng cúm

Tổng kết:

Vì trẻ em có bệnh mạn có nguy cơ cao bị biến chứng khi nhiễm cúm nên việc tiêm vaccine để phòng ngừa cúm là rất cần thiết. Lợi ích của vaccine cúm ở trẻ em từ 6 tháng tuổi đã được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng. Bên cạnh tiêm phòng cúm cho trẻ, những người trong gia đình, thường xuyên chăm sóc và tiếp xúc gần với trẻ cũng cần được tiêm phòng cúm.

Xem thêm:Trẻ có bệnh mạn tính từ 6 tháng tuổi cần được tiêm vaccine cúm hằng năm

Tài liệu tham khảo

1. Hauge et al. BMC Infectious Diseases (2020) 20:769

2. https://publications.aap.org/pediatrics/article-abstract/119/4/740/70152/Incidence-Complications-and-Risk-Factors-for?redirectedFrom=fulltext

3. Shani P. et al. Pediatr Infect Dis J 2023;42:461–467

4. Gonzalo S.G. et al. Pediatr Infect Dis J 2020;39:789–793

5. Flannery B, Reynolds SB, Blanton L, et al. Influenza Vaccine Effectiveness Against Pediatric Deaths: 2010-2014. Pediatrics. 2017;139(5):e20164244. doi:10.1542/peds.2016-4244

6. Jaiwong C and Ngamphaiboon J. Asian Pac J Allergy Immunol 2015;33:3–7

7. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3967668/

8. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12804844/

VTM1306569 (v1.1)