TIÊM PHÒNG CÚM CHO PHỤ NỮ CÓ THAI: BẢO VỆ KÉP CHO CẢ MẸ VÀ BÉ

Cúm mùa là bệnh có tính lây lan cao, có thể dẫn đến nhiều biến chứng đáng quan tâm. Đặc biệt, phụ nữ mang thai được xem là đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao nhiễm bệnh này mà khi không điều trị kịp thời có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi.

Trong chương trình toạ đàm tư vấn “TIÊM PHÒNG CÚM CHO PHỤ NỮ CÓ THAI: BẢO VỆ KÉP CHO CẢ MẸ VÀ BÉ” do Abbott Việt Nam phối hợp với Hội Y học Dự Phòng Viêt Nam tổ chức, được phát sóng trên Fanpage VNExpress ngày 10/5, PGS.TS.BS. Cao Hữu Nghĩa – Chủ nhiệm Bộ Môn Khoa Học Y Sinh, Viện Pasteur TP HCM, và BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM đã chia sẻ những thông tin gần gũi, hữu ích giúp chủ động phòng ngừa hiệu quả bệnh cúm mùa cho đối tượng đặc biệt này.

Tại sao nhiễm cúm lại nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai và thai nhi?

Theo BS. Mỹ Nhi, từ các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai khi nhiễm cúm có nguy cơ nhập viện tăng 2,4 đến 2,5 lần so với người không mang thai, tăng nguy cơ biến cố bất lợi trong thai kỳ. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi sinh lý của hệ hô hấp, tim mạch, miễn dịch… trong thai kỳ. Các biến chứng nghiêm trọng của cúm khi mang thai có thể gặp với người mẹ như viêm phổi, suy hô hấp,…với thai nhi có thể gặp như sinh non, suy thai, thai lưu, thai nhỏ hơn tuổi thai, tệ hơn là tử vong cả mẹ và thai nhi.

Vậy nên, mắc cúm làm gia tăng tỷ lệ nhập viện, tăng khả năng biến chứng ở người mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Biểu hiện của bệnh cúm rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh cảm lạnh, các mẹ bầu do có tâm lý không được dùng thuốc nên có thể bỏ qua các triệu chứng. Làm thế nào có thể nhận diện bệnh một cách nhanh và hiệu quả nhất các dấu hiệu mắc cúm? 

   BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM

Các triệu chứng của cúm mùa dễ nhầm lẫn với những dấu hiệu trong ba tháng đầu thai kì như  mệt mỏi, đau nhức mình, nóng trong người … nên nhiều mẹ bầu thường bỏ qua các triệu chứng của bệnh cúm. 

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có các triệu chứng như nóng sốt nhiều, kèm theo khô họng, ho, chảy mũi, có đàm, đau cơ… thường kéo dài 5-7 ngày thì nên nghĩ đến khả năng nhiễm cúm. Khi những triệu chứng trên ngày càng nặng dần và có có thêm những triệu chứng nặng như ho, đàm nhiều, đau ngực, khó thở, sốt cao dai dẳng… thì mẹ bầu nên đi khám tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác, đặc biệt là khi có biểu hiện bất thường sau khi tiếp xúc với người mắc cúm.

Vậy có thể phòng tránh nhiễm cúm bằng những biện pháp nào? Và đâu là biện pháp an toàn và hiệu quả dành cho phụ nữ mang thai?

             PGS. TS. BS. Cao Hữu Nghĩa, Chủ nghiệm Bộ môn Khoa học Y sinh, Viện Pauster TP. HCM
PGS. TS. BS. Cao Hữu Nghĩa, Chủ nghiệm Bộ môn Khoa học Y sinh, Viện Pauster TP. HCM

Mẹ bầu có nguy cơ đồng nhiễm cúm với các bệnh truyền nhiễm khác nhau, cúm có thể xuất hiện ở bất cứ thời gian nào trong năm, đồng thời những người xung quanh cũng dễ dàng trở thành  một nguồn lây nhiễm cúm cho phụ nữ mang thai thông qua giọt bắn hay bề mặt tiếp xúc. Vậy nên, mẹ bầu nên chủ động có những biện pháp dự phòng cúm như sau: 

– Đảm bảo vệ sinh cá nhân; che miệng khi hắt hơi; rửa tay đúng cách, đặc biệt là trước và sau ăn; vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

– Xây dựng chế độ ăn uống và thể dục thể thao lành mạnh, phù hợp với thể trạng.

– Hạn chế tiếp xúc với người mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ bệnh.

– Tránh dùng tay chạm vào mắt, miệng, mũi bởi đây là con đường chính của virus cúm xâm nhập vào cơ thể.

Trong đó, tiêm vắc xin phòng cúm là biện pháp được đánh giá là hiệu quả và đặc hiệu được cả 2 chuyên gia đồng thuận khuyến cáo.

Tiêm vắc xin cúm có hiệu quả và an toàn với mẹ bầu không?

Tiêm vắc xin phòng cúm là biện pháp được đánh giá là hiệu quả và đặc hiệu, với dữ liệu an toàn đầy đủ, được cả 2 chuyên gia đồng thuận khuyến cáo đặc biệt với phụ nữ có thai
Tiêm vắc xin phòng cúm là biện pháp được đánh giá là hiệu quả và đặc hiệu, với dữ liệu an toàn đầy đủ, được cả 2 chuyên gia đồng thuận khuyến cáo đặc biệt với phụ nữ có thai

Vắc xin cúm đã có hồ sơ an toàn được chứng minh và được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới, các cơ quan y tế tại Hoa Kì, các nước Châu Âu, Singapore, Malaysia… Việc tiêm phòng cúm khi mang thai không chỉ giúp ngăn ngừa nhiễm cúm và giảm biến chứng cúm cho bà bầu mà còn giúp giảm các biến cố bất lợi chu sinh đối với thai nhi và bảo vệ em bé trong những tháng đầu ngay sau khi sinh. Lợi ích này có được là nhờ cơ chế kháng thể từ mẹ truyền cho thai nhi qua nhau thai. Kháng thể này sẽ giúp bảo vệ bé trước nguy cơ mắc cúm trong những tháng đầu sau sinh.

Ngoài ra, các thành viên trong các gia đình có phụ nữ mang thai cũng nên được tiêm phòng cúm để cùng tạo ra một hàng rào bảo vệ không chỉ cho chính bản thân mà còn cho mẹ bầu hay thai nhi. 

Trong suốt quá trình diễn ra tọa đàm, PGS.TS.BS. Cao Hữu Nghĩa và BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi đã giải đáp trực tiếp rất nhiều câu hỏi liên quan đến bệnh cúm và tiêm phòng cúm đến từ các mẹ bầu và quý khán giả quan tâm. Tiêm phòng cúm thực sự là giải pháp hữu hiệu giúp bảo vệ sức khỏe kép cho phụ nữ đang mang thai và trẻ nhũ nhi trong 6 tháng đầu đời. Bên cạnh đó, để có tác động bảo vệ cộng đồng, mọi người đều nên tiêm cúm nhắc lại mỗi năm nhằm duy trì hiệu quả ngăn ngừa cúm trong suốt cả năm. Chúc các mẹ tận hưởng hành trình mang thai trọn vẹn và ý nghĩa nhất!

Tìm hiểu thêm về cúm mùa và vắc xin cúm: Tại đây

Xem thêm:

VTM2317803 (v1.1)