Những lầm tưởng của ba mẹ về cúm mùa ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe cho bé

BS Phan Hữu Nguyệt Diễm
Chuyên gia viết bài: PGS.TS.BS. Phan Hữu Nguyệt Diễm
Nguyên Trưởng khoa Nội tổng quát 2 – Bệnh viện Nhi Đồng 1
  • Ngày cập nhật: 16/08/2023

Lầm tưởng: Cúm chẳng qua cũng giống như cảm lạnh thông thường

Sự thật: Không nên nhầm lẫn cúm với cảm lạnh. Cúm nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường. Trường hợp nhẹ gây sốt cao, nhức đầu và đau nhức cơ thể, ho trong nhiều ngày, mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần hoặc hơn. Trường hợp nặng có thể gây nên biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, ảnh hưởng đến não bộ, xoang nhiễm trùng tai. Nhiễm cúm có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt dưới trẻ dưới 5 tuổi

Ước tính trung bình có khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện do biến chứng cúm.

CDC khuyến nghị tiêm phòng cúm hàng năm cho mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên.

Lầm tưởng: Không thể lây bệnh cúm nếu trẻ tiếp xúc với những người “khỏe mạnh”, không có triệu chứng

Sự thật: Trên thực tế, 20% đến 30% người mang virus cúm không có triệu chứng, trẻ vẫn dễ dàng bị lây nhiễm nếu tiếp xúc với những người đang bị cúm. Hơn nữa, cúm vẫn có thể lây truyền 1 hoặc 2 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu.

Sai lầm: Chủ quan khi đưa bé đi nhà trẻ mà chưa có biện pháp phòng cúm từ trước

Sự thật: Cúm lây lan nhanh chóng trong môi trường nhà trẻ, nhà mẫu giáo. Một phần vì hệ miễn dịch của trẻ ít có khả năng chống lại virus cúm và dễ bị nhiễm bệnh hơn. Một phần vì trong môi trường nhà trẻ, các bé thường xuyên tiếp xúc gần gũi với nhau; đồ chơi thường được dùng chung; và trẻ nhỏ thường không rửa tay kỹ hoặc che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Những điều này làm tăng nguy cơ lây lan bệnh cúm cho các bé chưa nhiễm cúm.

Hình ảnh mang tính minh họa

Lầm tưởng: Không cần tiêm phòng cúm hàng năm cho trẻ

Sự thật: Tiêm chủng là bước đầu tiênquan trọng nhất để bảo vệ cả gia đình khỏi bệnh cúm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị tiêm phòng cúm hàng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Hơn nữa, khả năng bảo vệ khỏi cúm sau khi tiêm vaccine giảm dần theo thời gian, virus cúm cũng biến đổi không ngừng, vì vậy việc tiêm phòng hàng năm là cần thiết để mang lại sự bảo vệ tốt nhất.

PGS.TS.BS Phan Hữu Nguyệt Diễm
Nguyên Trưởng khoa Nội tổng quát 2 – Bệnh viện Nhi Đồng 1
Giảng viên cao cấp Bộ môn Nhi – Đại học Y dược TP.HCM

Lầm tưởng: Trẻ có thể bị nhiễm cúm do vaccine cúm

Sự thật: Việc tiêm phòng cúm là an toàn, hiệu quả và đã được thử nghiệm rất nhiều trong các nghiên cứu lâm sàng; trẻ không thể bị cúm từ vaccine, vì vaccine cúm chứa các chủng virus bất hoạt và phù hợp với các loại virus cúm lưu hành phổ biến nhất trong năm đó. Tuy nhiên, thường mất hai tuần để vaccine có hiệu lực bảo vệ cơ thể. Trẻ có thể bị nhiễm cúm trong vòng hai tuần đầu sau khi tiêm vaccine khi cơ thể chưa được bảo vệ hoàn toàn. Đây là lý do tại sao cần phải chủng ngừa ngay khi có vaccine.

Hình ảnh mang tính minh họa

Lầm tưởng: Nếu trẻ khỏe mạnh thì không cần tiêm vaccine cúm

Sự thật: Ngay cả những bé khỏe mạnh cũng có nguy cơ nhiễm cúm. Việc tiêm phòng cúm hằng năm là cần thiết dù bé vừa mới tiêm phòng năm ngoái. Vì khả năng bảo vệ sau khi tiêm vaccine cúm giảm dần theo thời gian và virus cúm biến đổi liên tục nên việc chủng ngừa hàng năm là quan trọng để đảm bảo khả năng chống lại virus cúm.

Lầm tưởng: Tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine cúm là nghiêm trọng

Sự thật: Như với bất kỳ loại vaccine hoặc thuốc nào, có những tác dụng phụ sau khi tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, các tác dụng phụ thường gặp nhất liên quan đến vaccine cúm là nhẹ và thoáng qua: chủ yếu là sốt nhẹ, đau và mẩn đỏ tại chỗ tiêm.

Hình ảnh mang tính minh họa

Lầm tưởng: Thuốc kháng virus và thuốc kháng sinh sẽ chữa khỏi bệnh cúm

Sự thật: Thuốc kháng virus có thể giảm thời gian bị cúmlàm cho các triệu chứng bớt nghiêm trọng hơn nếu được dùng trong vòng hai ngày kể từ khi phát bệnh – nhưng đây không phải là thuốc chữa cúm.

Thuốc kháng sinh cũng không chữa được bệnh cúm. Kháng sinh được dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, trong khi cúm là bệnh nhiễm virus. Thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ chỉ định nếu trẻ bị nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn như viêm phổi.

Lầm tưởng: Mẹ không nên tiêm vaccine cúm khi đang mang thai

Sự thật: Tiêm phòng cúm là cách tốt nhất và an toàn nhất để mẹ bầu bảo vệ mình khỏi bệnh cúm. Phụ nữ mang thai dễ bị bệnh nặng do cúm, bao gồm nhập viện và thậm chí tử vong. Khi được tiêm phòng, các mẹ ít có khả năng bị sảy thai hoặc sinh non hơn. Vaccine cúm không được khuyến cáo cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi, nhưng phụ nữ mang thai tiêm vaccine trong thời kỳ mang thai sẽ truyền miễn dịch cho trẻ sơ sinh, giúp bảo vệ trẻ khỏi bị cúm có thể gây tử vong.

Hình ảnh mang tính minh họa

Tài liệu tham khảo

1. Myths and Facts about Flu and Children. https://www.nfid.org/. Accessed August 2, 2023. https://www.nfid.org/resource/myths-and-facts-about-flu-and-children/

2. Harvard Health Publishing. 10 Flu Myths – Harvard Health. Harvard Health. Published November 12, 2018. https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/10-flu-myths

3. LA County Department of Public Health. publichealth.lacounty.gov. http://publichealth.lacounty.gov/acd/docs/PanFluToolkit/Materials%20for%20Staff/Chap%203%20Preventing/Flu%20Myths%20and%20Facts.pdf

4. Common misconceptions about the flu among people who work in childcare settings. Published online November 1, 2013. doi:https://doi.org/10.26616/nioshpub2014103

5. 5 myths about the flu vaccine. www.who.int. https://www.who.int/news-room/spotlight/influenza-are-we-ready/5-myths-about-the-flu-vaccine

6. Mitchell C, https://www.facebook.com/pahowho. PAHO/WHO | Myths and Truths about Seasonal Influenza and the Flu Vaccine. Pan American Health Organization / World Health Organization. Published May 14, 2019. Accessed August 2, 2023. https://www3.paho.org/hq/index.php?option=com_content&view=article&id=15150:myths-and-truths-about-seasonal-influenza-and-the-flu-vaccine&Itemid=0&lang=en#gsc.tab=0

7. 5 Myths About the Flu Shot | Allergy & Asthma Network. allergyasthmanetwork.org. Accessed August 2, 2023. https://allergyasthmanetwork.org/news/myths-about-the-flu/

8. Influenza (Flu) Vaccine and Pregnancy | CDC. www.cdc.gov. Published December 12, 2019. https://www.cdc.gov/vaccines/pregnancy/hcp-toolkit/flu-vaccine-pregnancy.html

9. Influenza Vaccination During Pregnancy. Acog.org. Published 2018. https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/committee-opinion/articles/2018/04/influenza-vaccination-during-pregnancy

10. CDC. Flu (Influenza) and the Vaccine. Centers for Disease Control and Prevention. Published October 15, 2019. https://www.cdc.gov/vaccines/parents/diseases/flu.html

VTM1286098