Những câu hỏi thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ

Khi biết tin mình mang thai, việc tìm hiểu về những lưu ý quan trọng trong 3 tháng đầu của thai kỳ là cực kỳ quan trọng. Giai đoạn này rất nhạy cảm, bởi thai nhi vẫn còn nhỏ và cơ thể của bạn đang thích nghi với vai trò làm mẹ. Dưới đây là giải đáp một số câu hỏi thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Tại sao tôi cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn trong những tuần đầu của thai kỳ?

Ốm nghén sẽ xuất hiện trong ba thai kỳ
Ốm nghén sẽ xuất hiện trong ba thai kỳ

Ngay khi thụ thai, nồng độ estrogen và progesterone trong máu tăng lên gây ra một số thay đổi sinh lý ở cơ thể. Trong suốt thời kỳ mang thai, các nội tiết sẽ làm việc liên tục, không ngừng đưa ra các tín hiệu để cơ thể thực hiện các thay đổi cần thiết cho thai nhi và cho việc sinh nở.

Trong ba tháng đầu của thai kỳ (0-12 tuần tuổi thai), sự gia tăng đáng kể nồng độ nội tiết sẽ khiến bạn mệt mỏi và buồn nôn. Tuy nhiên, hãy yên tâm vì điều này cần thiết cho việc duy trì thai kỳ và là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thay đổi để chuẩn bị cho việc sinh nở.

Đâu là những triệu chứng tôi có thể gặp trong ba tháng đầu của thai kỳ?

Cực kỳ mệt mỏi

  • Nồng độ nội tiết thay đổi thường khiến bạn mệt mỏi.
  • Nồng độ progesterone tăng có thể mang đến cảm giác buồn ngủ.
  • Nồng độ đường huyết và huyết áp của bạn cũng thấp hơn mức bình thường.

Vú nhạy cảm, đau, sưng: nội tiết khiến các ống dẫn sữa phát triển để chuẩn bị cho việc tiết sữa.

Khó chịu dạ dày, có hoặc không có nôn (nôn nghén): Hơn 50% phụ nữ có thai bị nôn nghén. Tuy nguyên nhân vẫn chưa được xác định chính xác, các nội tiết thai kỳ gonadotrophin nhau thai người (hCG) và estrogen được cho là có liên quan đến tình trạng khó chịu này.

Thèm hoặc không thích một số thức ăn: Giả thuyết cho rằng điều này là do nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Thay đổi tâm trạng: Sự thay đổi đáng kể nồng độ nội tiết có thể ảnh hưởng đến nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh tâm trạng khiến cho tâm trạng bạn thay đổi thất thường. Triệu chứng này thường gặp trong ba tháng đầu của thai kỳ từ 6-10 tuần.

Táo bón: Nội tiết có thể làm giãn các cơ ruột, và táo bón xảy ra do tử cung đè lên ruột. Tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước giúp giảm bớt các triệu chứng.

Nhức đầu: Nhức đầu được cho là do sự tăng nội tiết cùng với sự tăng lượng máu lưu thông khắp cơ thể.

Ợ nóng:
• Ợ nóng xảy ra khi van giữa dạ dày và thực quản bị giãn ra khiến axit bị trào ngược lên. Mang thai có thể làm tăng tần suất ợ nóng vì progesterone làm cho van này giãn ra.
• Một số phụ nữ sẽ không bị ợ nóng cho đến ba tháng cuối của thai kỳ khi tử cung to ra nhiều và chèn lên dạ dày. Nhưng đối với một số người, triệu chứng này có thể bắt đầu sớm vào ba tháng đầu của thai kỳ.

Tại sao các nội tiết tố của bạn rất quan trọng khi mang thai?

Nội tiết tố là các chất trung gian hóa học được lưu thông trong máu có ở cả nam và nữ giới. Nội tiết truyền các tín hiệu từ tế bào này đến tế bào khác, tham gia điều hòa hoạt động và gây ra một số thay đổi trong cơ thể. Trong độ tuổi sinh sản và quá trình mang thai, bạn cần tìm hiểu về vai trò quan trọng của các nội tiết như estrogen và progesterone.

Estrogen và progesterone kiểm soát chu kỳ sinh sản (chu kỳ kinh nguyệt) hàng tháng của người phụ nữ. Mỗi tháng, nồng độ hai nội tiết này tăng lên và một trứng được phóng thích. Chu kỳ trung bình hàng tháng là ngày 28, nhưng một số phụ nữ có thể có chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là một trong những dấu hiệu quan trọng cho thấy cơ thể bạn đang ở tình trạng khỏe mạnh và sẵn sàng cho việc mang thai.

Khi mang thai, tôi nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và con?

Hãy cố gắng ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh
Hãy cố gắng ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh

Ba tháng đầu là một giai đoạn quan trọng. Hãy cố gắng ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành và phát triển của con.

• Thức ăn giàu protein như cá, thịt nạc, đậu

• Thức ăn giàu canxi như đậu, các loại hạt, phô mai và sữa

• Thức ăn giàu chất sắt như rau có màu xanh đậm

• Uống nhiều nước, có thể uống thêm sữa, nước ép trái cây

Danh mục 5 thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai

Sữa chua cung cấp nhiều lợi khuẩn, tốt cho sức khỏe mẹ bầu
Sữa chua cung cấp nhiều lợi khuẩn, tốt cho sức khỏe mẹ bầu

• Sữa chua: cung cấp canxi, lợi khuẩn (probiotic)

• Rau có màu xanh đậm: cung cấp canxi, chất xơ axit folic và vitamin A

• Trứng: cung cấp vitamin A, sắt và protein

• Cá béo (như cá hồi, cá trích, cá thu): cung cấp axit béo, Omega-3, EPA và DHA

• Rau: cung cấp đạm thực vật, chất xơ, sắt, folate, magiê và kẽm

Sau ba tháng đầu, con của tôi đã lớn như thế nào?

Sau ba tháng đầu của thai kỳ, con của bạn có kích thước khoảng hơn 7 cm – tương đương một quả trứng. Tất cả các cơ quan của con đã hình thành, thậm chí cả mí mắt và các đặc điểm trên khuôn mặt. Siêu âm có thể giúp kiểm tra sự phát triển của con.

Kích thước/Cân nặng trung bình: 7,6 cm/28 g.

Đến tuần thứ 12, con của bạn có kích thước bằng một quả trứng.

Ngoài chế độ ăn lành mạnh, cân đối, tôi cần bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng khác không?

• Axit folic làm giảm nguy cơ về một số dị tật bẩm sinh, bạn nên bổ sung axit folic (0,4 đến 0,8 mg) hàng ngày trong suốt thai kỳ của bạn. Không quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ loại vitamin hoặc thực phẩm chức năng nào.

• Bạn có thể tăng cân từ 0,5 đến 2 kg. Tăng cân nhiều hơn mức khuyến cáo có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng trong thai kỳ. Hãy thảo luận với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra mức tăng cân phù hợp với bạn.

Có nên tập luyện thể thao trong ba tháng đầu của thai kỳ không?

Tập luyện thể thao trong thai kỳ ở cường độ vừa phải
Tập luyện thể thao trong thai kỳ ở cường độ vừa phải

Trừ khi bác sĩ có chỉ dẫn riêng cho bạn, hoạt động thể chất cường độ vừa phải rất tốt cho tinh thần và cơ thể của bạn. Tuy nhiên, hãy tránh các hoạt động thể lực nặng nếu có thể.

Hãy thử đi bộ, tập yoga, pilate (bài tập co duỗi cơ) cho bà bầu.

Ba tháng đầu thai kỳ có rất nhiều điều cần phải lưu ý để giúp thai phụ và thai nhi khỏe mạnh. Hy vọng rằng a:care Việt Nam đã giúp các mẹ bầu ít nhiều trong những tháng đầu tiên mang thai.

Tìm hiểu thêm: Ba tháng giữa thai kỳ

VTM1295676 (v1.0)