Có các loại rối loạn mỡ máu nào?

Có hai loại rối loạn mỡ máu:1

  • Rối loại mỡ máu di truyền (còn gọi là rối loạn mỡ máu có tính gia đình hoặc nguyên phát). Nếu một người trong gia đình bạn có nồng độ lipid cao hoặc mắc các bệnh về tim, bạn nên đi khám bác sĩ và tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Hãy chẩn đoán và điều trị loại rối loạn mỡ máu này càng sớm càng tốt.
  • Rối loạn mỡ máu do lối sống không lành mạnh. Loại này được gọi là rối loạn mỡ máu thứ phát (tìm hiểu thêm về các yếu tố nguy cơ). Bệnh này không truyền qua rối loạn di truyền nhưng được cho là biến chứng của bệnh béo phì, đái tháo đường, hút thuốc hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh. Hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.
béo phì
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn mỡ máu

Có thể chia rối loạn mỡ máu nguyên phát hoặc thứ phát thành một trong bốn loại sau:

Tăng cholesterol máu: đặc trưng bởi  nồng độ “cholesterol xấu” (cholesterol trong lipoprotein tỷ trọng thấp hay LDL-c) rất cao2 trên 239 mg/dL. Nếu là bệnh do di truyền và không được điều trị, bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD) cao gấp năm lần3.

Tăng mỡ máu hỗn hợp (CH): nồng độ LDL-c và triglyceride cao2. Nếu do di truyền, CH thường phát bệnh sớm (tức là trước độ tuổi 20) và có nồng độ cholesterol cao, cho thấy nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao. Có 50% khả năng bệnh này được di truyền từ bố/mẹ4.

Hạ alpha lipoprotein máu: nồng độ “cholesterol tốt” (cholesterol trong lipoprotein tỷ trọng cao hay HDL-c) thấp và cũng có thể do di truyền. Nồng độ HDL-c dưới 35 mg/dL được xem là yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh tim mạch; nồng độ HDL-c thấp hơn khiến việc đào thải LDL-c và triglyceride dư thừa trở nên khó khăn hơn2.

Tăng triglyceride (HTG): có thể là do di truyền hoặc mắc phải, đặc trưng bởi nồng độ triglyceride trong máu cao. Người có triglyceride cao cũng thường có nồng độ HDL-c thấp và nồng độ LDL-c cao5.

Lối sống không lành mạnh có thể dẫn đến rối loạn mỡ máu thứ phát

Bảng sau tóm lược các loại rối loạn mỡ máu dựa trên nồng độ cholesterol.

Type of dyslipidemiaLDL (bad cholesterol)HDL-c (cholesterol tốt)Triglyceride
Rối loạn mỡ máu thông thường
Nồng độ cao hoặc;Nồng độ thấp
 
Tăng mỡ máuNồng độ cao  
Tăng mỡ máu hỗn hợp
Nồng độ cao vàNồng độ thấp
Nồng độ cao
Tăng alpha lipoprotein máu Nồng độ thấp 
Tăng triglycerideNồng độ caoNồng độ thấpNồng độ cao

Hãy trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu thêm về rối loạn mỡ máu; bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị.

Tài liệu tham khảo:

  1. Medicalnewstoday.com. Dyslipidemia: Everything You Need to Know. https://www.medicalnewstoday.com/articles/321844. Published 2020. Accessed November 4, 2020.
  2. Devara, S., & Jialal, I. Laboratory Investigation of Dyslipidemia. Lab Med, 1998;29(7):432–436.
  3. American Heart Association. Familial Hypercholesterolemia. https://www.heart.org/en/health-topics/cholesterol/causes-of-high-cholesterol/familial-hypercholesterolemia-fh. Published 2020. Accessed October 14, 2020.
  4. Brenman, L., & Kordesh, S. Familial Combined Hyperlipidemia. https://mydoctor.kaiserpermanente.org/ncal/specialty/genetics/resources/conditions/familial_combined_hyperlipidemia.jsp. Published 2020. Accessed October 14, 2020.
  5. Yuan G, Al-Shali KZ, Hegele RA. Hypertriglyceridemia

Tìm hiểu thêm:

Dấu hiệu nhận biết rối loạn lipid máu

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu

Hậu quả của rối loạn lipid máu

VTM2240923 - Tháng 7/2022