Cách điều trị rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu) hiệu quả

Rối loạn lipid máu nếu không được điều trị có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu và cách điều trị như nào là hiệu quả nhất? a:care Việt Nam sẽ cung cấp đến bạn các cách điều trị rối loạn chuyển hóa lipid hiệu quả trong bài viết dưới đây!

Nguyên tắc khi điều trị rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu là tình trạng chỉ số LDL-C hoặc chất béo trung tính (triglyceride-TG) của bạn quá cao, hoặc mức HDL-C quá thấp.

LDL Cholesterol được coi là loại cholesterol “xấu”. Bởi nó có thể tích tụ và hình thành các khối hoặc mảng trên thành động mạch của bạn. Quá nhiều mảng bám trong động mạch tim có thể gây ra cơn đau tim.

Nguyên tắc điều trị rối loạn mỡ máu là giảm được LDL-C < 2,6 mmol/L. Điều chỉnh chế độ ăn thật nghiêm ngặt cho mọi người bệnh, đồng thời sử dụng thuốc phối hợp. Việc điều trị tùy thuộc vào tình trạng rối loạn lipid máu của từng người bệnh và các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành.

Điều trị cấp I được sử dụng khi người bệnh có rối loạn lipid máu nhưng chưa có tiền sử bị bệnh mạch vành; điều trị cấp II khi người bệnh đã có tiền sử bệnh mạch vành.

Điều trị cấp I 

Điều trị phải bắt đầu bằng điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập. Sử dụng thuốc khi đã điều chỉnh chế độ ăn một thời gian mà không có hiệu quả.

Điều trị cấp II 

Khi bệnh nhân đã có biểu hiện bệnh mạch vành. Mục đích điều trị chủ yếu là phải làm giảm được LDL-C < 2,6 mmol/L. Cần điều chỉnh chế độ ăn thật nghiêm ngặt cho mọi bệnh nhân, đồng thời cho thuốc phối hợp ngay khi LDL-C > 3,4 mmol/L. 

Rối loạn lipid máu có thể chữa dứt điểm không?

Bệnh mỡ máu cao có thể điều trị nhưng thường điều trị lâu dài. Bạn sẽ cần phải theo dõi chế độ ăn và tập thể dục thường xuyên. Mục tiêu trong điều trị rối loạn lipid máu là giảm mức cholesterol có hại, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim, đột quỵ và các vấn đề khác.

Cholesterol trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tuy nhiên, cholesterol cao thường không xuất hiện triệu chứng nên nhiều người không biết rằng mức cholesterol của mình quá cao. Để kiểm tra mức cholesterol bác sĩ thường chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm máu.

Rối loạn lipid máu có trị dứt điểm được không?
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Các cách điều trị rối loạn lipid máu hiện nay

Điều trị bằng thuốc

Phương pháp điều trị bằng thuốc thường được các bác sĩ chỉ định sau khi sử dụng các biện pháp như thay đổi lối sống không đem lại hiệu quả như mong muốn. Các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu thường được sử dụng như: 

Nhóm Statin

Statin là một nhóm thuốc ngăn chặn gan sản xuất cholesterol LDL. Chúng được bào chế dưới dạng viên, dùng dưới dạng uống. Một số loại statin cần dùng vào những thời điểm nhất định trong ngày. 

Các statin thường được kê đơn bao gồm fluvastatin, atorvastatin và pravastatin. Bác sĩ có thể cần điều chỉnh liều lượng thuốc trong quá trình điều trị.

Nhóm fibrate

Các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng nhóm fibrate (fenofibrate, bezafibrate) kết hợp với statin trong điều trị rối loạn lipid máu. Fibrate có tác dụng làm giảm chất béo trung tính (TG) và tăng mức cholesterol tốt (HDL-C) trong máu.

Nhóm acid nicotinic

Đây là nhóm thuốc làm tăng HDL tốt và thường được dùng phối hợp với thuốc nhóm statin. Tuy nhiên, khi sử dụng sẽ có một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp như đỏ phừng mặt, đau đầu.   

Nhóm resin

Nhóm resin không hấp thu qua ruột, nó gắn với acid mật và làm giảm hấp thu của chúng, làm tăng chuyển hóa cholesterol, giảm lượng cholesterol dự trữ trong gian. Làm giảm LDL-C tới 30%, tăng HDL-C khoảng 5% và tăng nhẹ TG. Do vậy, nhóm resin thường dùng kết hợp với thuốc khác và không dùng khi TG tăng cao. Nhóm resin có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, táo bón.

Ezetimibe

Ezetimibe là một loại thuốc được sử dụng để điều trị cho những người bị tăng lipid máu. Ezetimibe là thuốc không chứa statin được sử dụng phổ biến nhất, giúp làm giảm mức LDL-C. Ezetimibe là chất ức chế hấp thu cholesterol ở ruột, được chỉ định để giảm cholesterol toàn phần, lipoprotein mật độ thấp (LDL), và lipoprotein mật độ không cao (HDL) ở bệnh nhân tăng lipid máu nguyên phát, tăng lipid máu hỗn hợp,…

Thay đổi lối sống

Chế độ ăn uống lành mạnh

Người bị rối loạn lipid máu nên ăn chế độ ít chất béo bão hòa, ít cholesterol, bằng cách: 

  • Ăn nhiều rau, hoa quả chia làm nhiều lần trong ngày. 
  • Ăn các loại ngũ cốc thay đổi và các thực phẩm chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô…). Uống sữa không béo. 
  • Ăn thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da. 
  • Bổ sung các loại thức ăn họ đậu vào chế độ ăn. 
  • Sử dụng dầu thực vật: Việc thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa đã được chứng minh là làm giảm đáng kể LDL. Tất cả các loại dầu đều là hỗn hợp chứa chất béo bão hòa. Ví dụ, dầu ô liu có khoảng 13% chất béo bão hòa. Ngoài ra, tất cả các chất béo đều giàu năng lượng và có thể thúc đẩy tăng cân. Các chuyên gia khuyên người bị rối loạn lipid máu nên giảm lượng chất béo bão hòa xuống không quá 6% trong tổng lượng calo hàng ngày.

Các thực phẩm bạn nên hạn chế như:

  • Các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn
  • Nội tạng động vật như thận, gan,…
  • Thịt gia cầm có da, mỡ lợn
  • Các sản phẩm làm từ sữa nguyên chất hoặc sữa ít béo
  • Dầu thực vật bão hòa, chẳng hạn như dầu dừa, dầu cọ

Luyện tập thể dục thường xuyên

Chế độ tập luyện đều đặn đóng vai trò quan trọng trong việc khống chế tốt lipid máu. Tập luyện giúp cơ thể “đốt” bớt mỡ thừa trong cơ thể, giảm cân hiệu quả, tăng khả năng đề kháng của cơ thể và điều chỉnh được các nguy cơ khác đi kèm như ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đái tháo đường và tăng hoạt tính insulin. 

Luyện tập thể dục vừa đúng với sức mình, tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày một cách đều đặn hằng ngày hoặc ít nhất 3 lần/tuần. Mức độ tập luyện tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Tập thể dục thường xuyên giúp điều trị tăng cholesterol máu
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Béo phì làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể. Bạn cần duy trì 1 cân nặng khỏe mạnh. Hạn chế sử dụng các đồ uống có đường. Thay đổi nước ngọt bằng nước lọc. Nếu bạn thèm đồ ngọt, hãy thử nước trái cây hoặc kẹo có ít hoặc không có chất béo, chẳng hạn như đậu thạch.  

Cố gắng thay đổi thói quen hoạt động của bạn. Ví dụ như đi thang bộ thay vì thang máy hay đi lại trong giờ nghỉ tại nơi làm việc, không nên ngồi 1 chỗ quá lâu.

Ăn thức ăn giàu axit béo Omega-3

Axit béo omega-3 giúp giảm huyết áp, tốt cho sức khỏe tim mạch. Thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích, quả óc chó.

Tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa Omega 3
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Hạn chế uống rượu

Uống quá nhiều rượu có thể  dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như huyết áp cao, suy tim và đột quỵ.

Điều trị rối loạn lipid máu cần kết hợp khoa học giữa việc dùng thuốc và thay đổi lối sống, chế độ ăn. Áp dụng ngay những biện pháp mà a:care Việt Nam vừa chia sẻ để điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả nhất.

Xem thêm: Rối loạn mỡ máu ảnh hưởng như thế nào đến tim mạch?

Tài liệu tham khảo:

1. Healthline. Dyslipidemia: What You Need to Know. https://www.healthline.com/health/dyslipidemia.

2. CDC. High Cholesterol Facts. https://www.cdc.gov/cholesterol/facts.htm

3. Webmd.What Is Hyperlipidemia? https://www.webmd.com/cholesterol-management/hyperlipidemia-overview

4. VNCDC. ​Rối loạn chuyển hóa lipid máu. https://vncdc.gov.vn/roi-loan-chuyen-hoa-lipid-mau-nd14588.htm.

5. Medical New Today. What to know about lipid disorders. https://www.medicalnewstoday.com/articles/lipid-disorder#diagnosis

6. Nutritionguide.pcrm.org. Dyslipidemias. https://nutritionguide.pcrm.org/nutritionguide/view/Nutrition_Guide_for_Clinicians/1342002/all/Dyslipidemias

7. Medical New Today. Foods high in cholesterol: What to know. https://www.medicalnewstoday.com/articles/317332

8. Bệnh viện 108. Cách ngăn ngừa và điều trị rối loạn lipid máu. https://benhvien108.vn/cach-ngan-ngua-va-dieu-tri-roi-loan-lipid-mau.htm

9. Mayo clinic. Top 5 lifestyle changes to improve your cholesterol https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/reduce-cholesterol/art-20045935

VTM1302790 (v1.0)