Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường

Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường là căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 2. Vậy triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với a:care Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé.

Dịch tễ của bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh lý chuyển hóa chủ yếu do sự thiếu hụt một phần hoặc thiếu hụt hoàn toàn insulin (một hormone do tuyến tụy sản xuất) trong máu. Là bệnh phổ biến, đái tháo đường chiếm tỉ lệ khoảng 60-70% trong số các bệnh lý nội tiết. Bệnh cũng là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng ở các cơ quan trong cơ thể.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mô tả rằng, bệnh đái tháo đường thường biểu hiện qua sự rối loạn chuyển hóa glucose, làm cho nồng độ glucose trong máu tăng cao và xuất hiện glucose trong nước tiểu. Ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng, với 50% số người mắc không biết mình mắc bệnh.

Đái tháo đường là một bệnh lý chuyển hóa do sự thiếu hụt insulin
Đái tháo đường là một bệnh lý chuyển hóa do sự thiếu hụt insulin

​Tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường

Rối loạn lipid máu: Là tình trạng tăng một hoặc cả hai chỉ số cholesterol và triglycerid trong huyết tương; giảm nồng độ Lipoprotein phân tử lượng cao (HDL-C); hoặc tăng nồng độ Lipoprotein phân tử lượng thấp (LDL-C) làm tăng quá trình xơ vữa động mạch. 

Tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường:  Rối loạn lipid máu rất phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, ảnh hưởng đến khoảng 72-85% bệnh nhân. 

Các vấn đề xuất hiện trong hoạt động điều hòa đường huyết của insulin và sự thay đổi đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường có thể gây rối loạn lipid máu. Đặc biệt các chứng rối loạn chuyển hóa béo phì/ kháng insulin là căn nguyên của bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường dẫn đến những bất thường về lipid không bao gồm tăng đường huyết. 

Dạng rối loạn lipid máu phổ biến nhất ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 là tăng mức chất béo trung tính và giảm mức HDL Cholesterol. Nồng độ trung bình của LDL Cholesterol ở những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 không khác biệt đáng kể so với những người không mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, có thể có những thay đổi về chất trong LDL Cholesterol. Đặc biệt, bệnh nhân đái tháo đường có xu hướng có tỷ lệ hạt LDL nhỏ hơn và đậm đặc hơn, dễ bị oxy hóa hơn và do đó có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch. 

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 mang lại cái nhìn chi tiết về mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường, thiếu hụt insulin và sự thay đổi trong chuyển hóa lipid/lipoprotein. Trong trường hợp bệnh đái tháo đường tuýp 1 không được kiểm soát hiệu quả, đặc biệt là khi nhiễm toan ceto, tình trạng tăng triglycerid trong máu và giảm hàm lượng HDL Cholesterol thường xuyên xảy ra. 

Một số yếu tố có thể liên quan tới rối loạn lipid máu do đái tháo đường như: tác dụng của insulin đối với việc sản xuất apoprotein ở gan, điều hòa lipoprotein lipase (LpL), hoạt động của protein chuyển cholesteryl ester (CETP) và hoạt động ngoại biên của insulin đối với mô mỡ và mô cơ.

Rối loạn lipid máu rất phổ biến ở bệnh đái tháo đường tuýp 2
Rối loạn lipid máu rất phổ biến ở bệnh đái tháo đường tuýp 2

Chỉ số lipid máu bình thường – bất thường

Cholesterol toàn phần (mg/dL)
< 200
200 – 239
≥ 240
Bình thường
Cao giới hạn
Cao
HDL-C (mg/dL)
< 40
≥ 60
Thấp
Cao
LDL-C (mg/dL)
< 100
100 – 129
130 – 159
160 – 189
≥ 190
Tối ưu
Gần tối ưu
Giới hạn cao
Cao
Rất cao
Triglyceride (mg/dL)
<150
150-199
200-499
≥ 500
Bình thường
Cao giới hạn
Cao
Rất cao

Khá nhiều người có kiểu rối loạn lipid máu hỗn hợp, vừa tăng LDL vừa giảm HDL, điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, một số người lại kèm theo tăng triglyceride, đây được gọi là kiểu rối loạn lipid máu tăng sinh xơ vữa động mạch.

Triệu chứng rối loạn lipid máu

Thông thường, bệnh rối loạn lipid máu không biểu hiện triệu chứng nên đa số bệnh nhân thường không chú ý đến, tuy nhiên khi bệnh chuyển biến nặng và kéo dài thì có thể bị các biến chứng như đột quỵ hoặc đau tim.

Tuy nhiên, một số triệu chứng sau thường quan sát được ở bệnh nhân có nồng độ lipid cao: 

  • Nổi những vết phát ban vàng xung quanh mắt.
  • Các vết sưng vàng ở dưới da, ở gân duỗi bàn tay và bàn chân do sự tích tụ chất béo quanh gân và khớp.
  • Các đường vòng cung trắng quanh giác mạc, đôi khi cũng xảy ra ở người trẻ có lượng cholesterol cao.
Rối loạn lipid máu thường không biểu hiện triệu chứng
Rối loạn lipid máu thường không biểu hiện triệu chứng

Chẩn đoán rối loạn lipid máu

Để chẩn đoán chứng rối loạn lipid máu bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để đo lường mức cholesterol toàn phần, LDL, HDL, chất béo trung tính và một số chỉ số khác. Trước khi xét nghiệm bạn cần tránh ăn và uống bất cứ gì ngoài nước  ít nhất 8-12 giờ.  

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số cholesterol cao, bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm thêm để loại bỏ một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng này như xét nghiệm tuyến giáp hoặc gan.

Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường

Điều trị rối loạn lipid máu có hai cách phổ biến
Điều trị rối loạn lipid máu có hai cách phổ biến

Điều trị rối loạn lipid máu cho bệnh nhân đái tháo đường có thể được chia thành hai phương pháp: không dùng thuốc và dùng thuốc. 

Điều trị không dùng thuốc bao gồm việc tuân thủ chế độ ăn uống chặt chẽ, giảm cân và tập luyện thể thao thường xuyên:

  • Bệnh nhân đái tháo đường nên tăng cường bổ sung stanol/sterol thực vật, chất xơ (các loại đậu, cam quýt, yến mạch), axit béo omega 3 và giảm lượng axit béo bão hòa và chuyển hoá. 
  • Các loại hạt như đậu phộng, ngũ cốc là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa tốt, giúp giảm cholesterol, huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường.
  • Giảm cân giúp bạn cải thiện thành phần lipid, kháng insulin và kiểm soát đường huyết. Điều này giúp giảm mức chất béo trung tính, tăng mức HDL-C và cải thiện huyết áp. 

Điều trị bằng thuốc bao gồm statin, thuốc ức chế hấp thu cholesterol, niacin, fibrate, chất cô lập axit mật (BAS), thuốc ức chế PCSK9 và axit béo omega-3 và các loại thuốc làm giảm LDL-cholesterol. 

  • Statin: Những loại thuốc này ức chế hoạt động của một chất có nhiệm vụ sản xuất cholesterol được gan tạo ra giúp loại bỏ cholesterol ra khỏi máu. 
  • Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: Được dùng để giảm mức cholesterol bằng cách hạn chế sự hấp thụ cholesterol từ thức ăn, đôi khi thuốc được sử dụng kết hợp với statins.
  • Chất cô lập axit mật:  Những loại thuốc này bắt giữ các chất gọi là nhựa mật, chứa cholesterol, và ngăn chúng được hấp thụ lại trong ruột non của bạn.
  • Fibrate:  Những loại thuốc này giúp giảm mức triglyceride trong máu của bạn.

Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường là một tình trạng phổ biến. Người bệnh nên đến khám bác sĩ khi có các triệu chứng của bệnh rối loạn lipid máu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. a:care Việt Nam hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn.

Tài liệu tham khảo

1.Jialal I, Singh G. Management of diabetic dyslipidemia: An update. World J Diabetes. 2019;10(5):280-290. doi:10.4239/wjd.v10.i5.280
2.Bệnh viện 108. Chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh đái tháo đường. https://benhvien108.vn/chan-doan-phong-va-dieu-tri-benh-dai-thao-duong.htm
3.Bệnh viện 115. Rối loạn lipid máu. https://benhvien115.com.vn/kien-thuc-y-khoa-/roi-loan-lipid-mau/20170706111748643
4.Academic.oup.com. Diabetic Dyslipidemia: Causes and Consequences. https://academic.oup.com/jcem/article/86/3/965/2847382
5.diabetesjournals.org. Dyslipidemia Management in Adults With Diabetes. https://diabetesjournals.org/care/article/27/suppl_1/s68/24695/Dyslipidemia-Management-in-Adults-With-Diabetes
6.Bệnh viện bệnh nhiệt đới. Rối loạn lipid máu. https://emed.bvbnd.vn/wiki/phac-do/phac-do-dieu-tri-ngoai-tru/roi-loan-lipid-mau/
7.Bệnh viện 108. Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch. https://benhvien108.vn/roi-loan-lipid-mau-va-nguy-co-benh-tim-mach.htm
8.Medicalnewstoday.com. What to know about lipid disorders. https://www.medicalnewstoday.com/articles/lipid-disorder
9.Healthline. Lipid Disorder: What You Should Know About High Blood Cholesterol and Triglycerides. https://www.healthline.com/health/high-cholesterol/lipid-disorder#diagnosis

VTM1300394 (v1.0)