Tầm soát và kiểm soát sớm bệnh võng mạc đái tháo đường: Lời khuyên từ chuyên gia

TS.BS. Trần Quang Nam
Chuyên gia viết bài: PGS.TS.BS Trần Quang Nam
Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược
  • Ngày cập nhật: 03/08/2023

Mục lục

  1. Lợi ích của việc phát hiện bệnh võng mạc đái tháo đường và kiểm soát bệnh sớm
  2. Tại sao bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cần được khám ngay tại thời điểm chẩn đoán?
  3. Tại sao người bệnh đái tháo đường khi mang thai cần kiểm tra mắt chặt chẽ hơn?
  4. Kiểm soát sớm, phòng ngừa tiến triển nặng như thế nào?
  5. Làm sao để biết là mình có đang bị bệnh?
  6. Người bệnh đái tháo đường cần đi khám mắt như thế nào? Khi nào, bao lâu tái khám?
  7. Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám mắt?
  8. Có giải pháp điều trị nào giúp giảm tiến triển bệnh hay không?
  9. Tác hại của việc phát hiện trễ và điều trị muộn bệnh võng mạc đái tháo đường?
  10. Điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường giai đoạn muộn
  11. Kiểm soát sớm bệnh võng mạc đái tháo đường típ 2 nhờ phát hiện kịp thời

Lợi ích của việc phát hiện bệnh sớm võng mạc đái tháo đường và kiểm soát bệnh sớm

Khám mắt định kỳ để phát hiện sớm bệnh võng mạc giúp ngăn ngừa tới 98% mất thị lực do bệnh võng mạc đái tháo đường.

Phát hiện và điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường sớm giúp tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh.

Khám mắt định kỳ không chỉ giúp người bệnh yên tâm sống vui, lạc quan hơn, mà còn giúp điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

Điều trị sớm bệnh võng mạc đái tháo đường có thể làm giảm 90% tình trạng mất thị lực nghiêm trọng.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Tại sao bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cần được khám mắt ngay tại thời điểm chẩn đoán?

Có tới 1 phần 5 số bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh lý võng mạc ở thời điểmchẩn đoán đái tháo đường lần đầu.

Vì bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có thể đã mắc bệnh nhiều năm mà không được chẩn đoán, và có nguy cơ cao mắc bệnh tại thời điểm chẩn đoán nên cần được khám mắt tại bác sĩ nhãn khoa ngay.

Tại sao người bệnh đái tháo đường khi mang thai cần kiểm tra mắt chặt chẽ hơn?

Phụ nữ bị đái tháo đường típ 1 và típ 2 có thể có biến chứng võng mạc từ trước. khi mang thai bệnh có thể tiến triển nhanh chóng, biến chứng nặng hơn.

Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có thể không cần khám mắt khi mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường típ 1 hoặc típ 2 từ trước và có dự định mang thai nên được khám mắt trước khi mang thai và được tư vấn về nguy cơ tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường.

Khi mang thai, nên khám mắt trong ba tháng đầu với lịch tái khám tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh võng mạc nếu đã có bệnh.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Kiểm soát sớm, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng như thế nào?

Phòng ngừa bệnh tiến triển bằng cách:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp và mỡ máu
  • Không hút thuốc, ăn uống lành mạnh, hoạt động mỗi ngày
  • Khám mắt định kỳ với bác sĩ nhãn khoa để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

“Bộ y tế khuyến cáo người bệnh đái tháo đường típ 2 cần đi khám mắt ngay khi có chẩn đoán. Phụ nữ đái tháo đường khi có thai cần khám mắt mỗi 3 tháng trong lúc mang thai và 1 năm sau sinh”


Làm sao để biết là mình có đang bị bệnh?

Đi khám bác nhãn khoa để soi đáy mắt hoặc chụp ảnh đáy mắt.

  • Soi đáy mắt: Khi thăm khám, người bệnh sẽ được tra thuốc giãn đồng tử. Thuốc nhỏ có thể làm tầm nhìn gần bị mờ trong khoảng vài giờ sau đó.
  • Chụp hình màu võng mạc: giúp tầm soát, chẩn đoán và theo dõi bệnh võng mạc. Đây là phương pháp phổ biến được khuyến cáo áp dụng tại các bệnh viện.
  • Chụp mạch huỳnh quang: Kỹ thuật này cần tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch trên cánh tay. Ảnh chụp võng mạc sẽ cho thấy các vùng mạch máu bị rò rỉ và lưu thông kém.
  • Chụp cắt lớp OCT: Kỹ thuật giúp xác định lượng dịch rò rỉ vào mô võng mạc . Chụp mạch OCT cũng có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Người bệnh đái tháo đường cần đi khám mắt như thế nào? Khi nào, bao lâu tái khám?

Người mắc đái tháo đường típ 2 cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay khi có chẩn đoán bệnh đái tháo đường, và nếu tình trạng mắt ổn định thì cần tái khám ít nhất một lần mỗi năm kể từ đó trở đi.

Người đái tháo đường típ 1 khi đã mắc bệnh từ 5 năm cần được khám mắt.

Người bệnh đái tháo đường khi mang thai cần khám mắt trước hoặc trong ba tháng đầu thai kỳ, sau đó được theo dõi mỗi ba tháng, và trong 1 năm sau sinh tùy theo mức độ bệnh lý võng mạc.

Nếu không phát hiện bệnh võng mạc trong một hoặc nhiều lần khám mắt hàng năm, có thể cân nhắc khám 2 năm một lần. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh võng mạc, tái khám ít nhất một lần mỗi năm. Nếu bệnh võng mạc đang tiến triển, hoặc gây ra các vấn đề về thị lực, thì cần tái khám thường xuyên hơn.

Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám mắt?

Đừng tự lái xe, hãy đi cùng người thân để được hỗ trợ, vì sau khi khám mắt, người bệnh có thể bị nhìn mờ vài tiếng

Mang theo kính râm khi đi khám

Nếu có đeo kính áp tròng thì mang theo cả dung dịch dành cho kính áp tròng

Ăn, uống như bình thường

Có giải pháp điều trị nào giúp giảm tiến triển bệnh hay không?

Chẩn đoán sớm điều trị đúng lúc có thể phòng ngừa đến 98% nguy cơ mất thị lực

Nhằm ngăn chặn tiến triển bệnh, bên cạnh việc kiểm soát tốt đường huyết huyết áp, thì có thuốc đường uống giúp giảm tiến triển bệnh võng mạc đái tháo đường.

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy thuốc này ngoài việc giúp giảm tiến triển bệnh, còn làm giảm nhu cầu điều trị với liệu pháp xâm lấn như laser quang đông hay phẫu thuật cắt dịch kính. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phù hợp

Tác hại của việc phát hiện trễ và điều trị muộn bệnh võng mạc đái tháo đường?

Phát hiện trễ và không điều trị kịp thời bệnh võng mạc đái tháo đường có thể dẫn đến suy giảm thị lực và mù lòa.

Khi người bệnh bị suy giảm thị lực, các hoạt động hàng ngày đều trở nên khó khăn. Những hoạt động như lái xe, làm việc và nấu ăn hoặc dọn dẹp nhà cửa đều bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, điều trị võng mạc đái tháo đường giai đoạn muộn gặp phải các khó khăn như kỹ thuật điều trị phức tạp; kết quả có thể không cải thiện tốt , chi phí tốn kém.

Điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường giai đoạn muộn

Điều trị bằng Laser

Còn được gọi là laser quang đông, sử dụng trong điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường tiến triển. Giống như các thủ thuật khác, laser quang đông cũng có rủi ro. Người bệnh có thể mất tầm nhìn bên, khả năng nhìn màu và nhìn ban đêm. Trong quá trình điều trị, mắt có thể bị châm chích hoặc khó chịu. Tầm nhìn sẽ bị mờ cho đến hết ngày, vì vậy cần có người thân đi cùng để trợ giúp. Người bệnh có thể cần điều trị nhiều lần.

Tiêm thuốc vào trong nhãn cầu

Người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ ngắn hạn, thường sẽ hết sau một hoặc hai ngày. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau mắt hoặc các vấn đề thị lực nặng hơn sau tiêm thì cần liên hệ với bác sĩ nhãn khoa ngay.

Phẫu thuật cắt dịch kính

Hầu hết người bệnh về nhà trong ngày phẫu thuật, vì vậy hãy đi cùng người thân. Sau phẫu thuật, mắt có thể bị sưng và đỏ trong vài tuần. Trong quá trình mắt lành lại, có thể bị đau mắt và nhìn mờ hơn so với trước khi phẫu thuật.  Nếu cần cắt dịch kính ở cả hai mắt, người bệnh sẽ chỉ được phẫu thuật cho một mắt. Bác sĩ sẽ lên lịch phẫu thuật cho mắt thứ hai sau khi mắt thứ nhất hồi phục.

Kiểm soát sớm bệnh võng mạc đái tháo đường típ 2 nhờ phát hiện kịp thời

Anh NVT, 51 tuổi, được chẩn đoán đái tháo đường típ 2 đã 8 năm, kèm theo có tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. Anh vẫn đọc sách báo bình thường nên không khám mắt. Năm 2021 khi đi khám tại khoa nội tiết tại bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, anh T được bác nội tiết cho chụp hình màu võng mạcphát hiện biến chứng mạch máu võng mạc không tăng sinh.

Bác sĩ chuyên khoa mắt và nội tiết khuyên anh T cần kiểm soát tích cực đường huyết, mỡ máu để ngăn ngừa tổn thương mắt nặng lên. Anh tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ rất tốt, thường xuyên tập thể dục, dùng thuốc đái tháo đường, thuốc huyết áp, thuốc rối loạn mỡ máu. Kết quả tái khám gần đây của anh rất khả quan, đường huyết được kiểm soát tốt (Hba1c = 6,8%), các chỉ số huyết áp (130/70 mmHg) mỡ máu đều tốt.

Kết quả kiểm tra mắt định kỳ mỗi 3-6 tháng cũng cho thấy tổn thương võng mạc ổn định không tiến triển. Bác sĩ khuyên anh T cần duy trì điều trị lâu dài và định kỳ khám lại.

TS.BS Trần Quang Nam
Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM

Tìm hiểu thêm: Hậu quả của đái tháo đường và cách phòng tránh

Danh sách bệnh viện có máy soi đáy mắt

Tài liệu tham khảo

1. National Eye Institute. Diabetic Retinopathy | National Eye Institute. Nih.gov. Published August 3, 2019. https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/diabetic-retinopathy

2. Diabetic Retinopathy – The American Society of Retina Specialists. www.asrs.org. https://www.asrs.org/patients/retinal-diseases/3/diabetic-retinopathy

3. Chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh võng mạc đái tháo đường (Ban hành kèm theo Quyết định số 255/QĐ-BYT ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

4. Australia H. Diabetic retinopathy. www.healthdirect.gov.au. Published November 23, 2018. https://www.healthdirect.gov.au/diabetic-retinopathy

5. Vashist P, Gupta N, Singh S, Saxena R. Role of early screening for diabetic retinopathy in patients with diabetes mellitus: An overview. Indian Journal of Community Medicine. 2011;36(4):247. doi:https://doi.org/10.4103/0970-0218.91324

6. Solomon SD, Chew E, Duh EJ, et al. Diabetic Retinopathy: A Position Statement by the American Diabetes Association. Diabetes Care. 2017;40(3):412-418. doi:https://doi.org/10.2337/dc16-2641

7. “Exciting” Findings on Fenofibrate in Diabetic Retinopathy. Medscape. Accessed June 5, 2023. https://www.medscape.com/viewarticle/971772

8. Noonan JE, Jenkins AJ, Ma JX ., Keech AC, Wang JJ, Lamoureux EL. An Update on the Molecular Actions of Fenofibrate and Its Clinical Effects on Diabetic Retinopathy and Other Microvascular End Points in Patients With Diabetes. Diabetes. 2013;62(12):3968-3975. doi:https://doi.org/10.2337/db13-0800

9. Preiss D, Spata E, Holman RR, et al. Effect of Fenofibrate Therapy on Laser Treatment for Diabetic Retinopathy: A Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials. 2021;45(1):e1-e2. doi:https://doi.org/10.2337/dc21-1439

10. Keech A, Mitchell P, Summanen P, et al. Effect of fenofibrate on the need for laser treatment for diabetic retinopathy (FIELD study): a randomised controlled trial. The Lancet. 2007;370(9600):1687-1697. doi:https://doi.org/10.1016/s0140-6736(07)61607-9

11. Effects of Medical Therapies on Retinopathy Progression in Type 2 Diabetes. New England Journal of Medicine. 2010;363(3):233-244. doi:https://doi.org/10.1056/nejmoa1001288

12. Laser Treatment for Diabetic Retinopathy | National Eye Institute. www.nei.nih.gov. https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/diabetic-retinopathy/laser-treatment-diabetic-retinopathy

13. Lin K, Hsih W, Lin Y, Wen C, Chang T. Update in the epidemiology, risk factors, screening, and treatment of diabetic retinopathy. Journal of Diabetes Investigation. 2021;12(8):1322-1325. doi:https://doi.org/10.1111/jdi.13480

14. Injections to Treat Eye Conditions | National Eye Institute. www.nei.nih.gov. https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/diabetic-retinopathy/injections-treat-eye-conditions

15. Vitrectomy | National Eye Institute. www.nei.nih.gov. https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/retinal-detachment/vitrectomy

16. Berrocal MH, Acaba-Berrocal L. Early pars plana vitrectomy for proliferative diabetic retinopathy: update and review of current literature. Current Opinion in Ophthalmology. 2021;32(3):203-208. doi:https://doi.org/10.1097/icu.0000000000000760

17. Eye damage | Information for the public | Type 2 diabetes in adults: management | Guidance | NICE. www.nice.org.uk. https://www.nice.org.uk/guidance/ng28/ifp/chapter/eye-damage#:~:text=Your%20eyes%20should%20be%20checked

18. Javitt JC, Canner JK, Frank RG, Steinwachs DM, Sommer A. Detecting and Treating Retinopathy in Patients with Type I Diabetes Mellitus. Ophthalmology. 1990;97(4):483-495. doi:https://doi.org/10.1016/s0161-6420(90)32573-3

19. Your guide to diabetic eye screening. GOV.UK. https://www.gov.uk/government/publications/diabetic-eye-screening-description-in-brief/your-guide-to-diabetic-eye-screening#:~:text=Diabetic%20eye%20screening%20is%20important

20. DME recommendations. www.idf.org. https://www.idf.org/our-activities/care-prevention/eye-health/dme-recommendations.html

21. Managing eye problems when you have diabetes. Diabetes UK. Published 2017. https://www.diabetes.org.uk/Guide-to-diabetes/Complications/Retinopathy/How-is-retinopathy-treated

22. Yun SH, Adelman RA. Recent Developments in Laser Treatment of Diabetic Retinopathy. Middle East African Journal of Ophthalmology. 2015;22(2):157-163. doi:https://doi.org/10.4103/0974-9233.150633

23. Panretinal Photocoagulation (PRP) Laser What Is Panretinal Photocoagulation Laser? Why Do I Need Panretinal Photocoagulation Laser? Accessed June 5, 2023. https://www.royaldevon.nhs.uk/media/sw0ezv4n/panretinal-photocoagulation-prp-767-v1.pdf

24. Knickelbein JE, Abbott AB, Chew EY. Fenofibrate and Diabetic Retinopathy. Current Diabetes Reports. 2016;16(10). doi:https://doi.org/10.1007/s11892-016-0786-7

25. Kaštelan S, Tomić M, Gverović Antunica A, Salopek Rabatić J, Ljubić S. Inflammation and Pharmacological Treatment in Diabetic Retinopathy. Mediators of Inflammation. 2013;2013:1-8. doi:https://doi.org/10.1155/2013/213130

26. Schreur V, Brouwers J, Huet RAC, et al. Long‐term outcomes of vitrectomy for proliferative diabetic retinopathy. Acta Ophthalmologica. 2020;99(1):83-89. doi:https://doi.org/10.1111/aos.14482

27. Smiddy WE, Flynn HW. Vitrectomy in the Management of Diabetic Retinopathy. Survey of Ophthalmology. 1999;43(6):491-507. doi:https://doi.org/10.1016/s0039-6257(99)00036-3

VTM1284832