Bệnh võng mạc đái tháo đường: Một căn bệnh thường gặp nhưng âm thầm

TS.BS. Lâm Văn Hoàng
Chuyên gia viết bài: TS.BS. Lâm Văn Hoàng
Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Ngày cập nhật: 03/08/2023

Mục lục

  1. Đái tháo đường ảnh hưởng đến mắt như thế nào?
  2. Bệnh võng mạc đái tháo đường có gây mù không?
  3. Tốc độ tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường như thế nào?
  4. Người bệnh đái tháo đường có thường bị bệnh võng mạc không?
  5. Triệu chứng của bệnh võng mạc đái tháo đường là gì?
  6. Có phải khi nhìn mờ mới bị bệnh võng mạc đái tháo đường?
  7. Triệu chứng báo hiệu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay!
  8. Các giai đoạn tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường
  9. Ai có nguy cơ cao bị võng mạc đái tháo đường
  10. Bệnh võng mạc đái tháo đường không điều trị kịp thời ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào?
  11. Phát hiện biến chứng võng mạc dù mới chẩn đoán đái tháo đường 1 tháng nay

Đái tháo đường ảnh hưởng đến mắt như thế nào?

Đái tháo đường được đinh nghĩa là tình trạng mức đường trong máu cao hơn bình thường, theo thời gian sẽ gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể, được xem là biến chứng của bệnh đái tháo đường. Trong đó mắt cũng là một cơ quan bị tổn thương do tình trạng tăng đường huyết kéo dài.

Trong các biến chứng trên mắt của bệnh đái tháo đường, bệnh võng mạc đái tháo đường là biến chứng xảy ra liên quan đến tổn thương mạch máu võng mạc. Qua các giai đoạn tiến triển, bệnh dẫn đến giảm thị lực năng hơn là tình trạng mù lòa.

Trong nhóm dân số mù lòa ở người trẻ, nguyên nhân đái tháo đường được xem là nguyên nhân hàng đầu.

Đái tháo đường ảnh hưởng đến mắt như thế nào?

Bệnh võng mạc đái tháo đường có gây mù không?

Bệnh võng mạc do đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng đe dọa thị lực ở người bệnh đái tháo đường. Bệnh ảnh hưởng đến cả hai mắt. Nếu không được điều trị, võng mạc đái tháo đường có thể gây mù.

Vì bệnh diễn ra âm thầm, nhiều người không biết mình bị bệnh võng mạc cho đến khi bệnh tiến triển, không hồi phục thị lực.

Bệnh võng mạc đái tháo đường có gây mù không?

Tốc độ tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường như thế nào?

Nếu người bệnh đang bị bệnh võng mạc không tăng sinh nhẹ, nguy cơ bệnh tiến triển thành thể tăng sinh trong 1 năm là 6%.

Trường hợp đang ở giai đoạn bệnh võng mạc không tăng sinh trung bình, nguy cơ này từ 20 đến 40%.

Đối với giai đoạn võng mạc không tăng sinh nặng, có đến 60% bệnh nhân sẽ tiến triển thành bệnh võng mạc tăng sinh trong vòng 1 năm.

Người bệnh đái tháo đường có thường bị bệnh võng mạc không?

Ước tính có 20% đến 35% người mắc đái tháo đường bị bệnh võng mạc.

Đối với người mắc đái tháo đường típ 1, sau 5 năm tỷ lệ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường khoảng 25%, sau 10 năm là 60% và sau 15 năm là 80%.

Đối với người mắc đái tháo đường típ 2, tỷ lệ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường ngay tại thời điểm chẩn đoán21%, sau 5 năm tỷ lệ này vào khoảng 40%.

Triệu chứng của bệnh võng mạc đái tháo đường là gì?

  • Giai đoạn đầu của bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng nào

Một số người nhận thấy những thay đổi trong tầm nhìn, chẳng hạn như khó đọc hoặc khó nhìn thấy các vật ở xa. Những thay đổi này có thể không kéo dài và trở lại bình thường sau đó.

  • Triệu chứng bệnh võng mạc đái tháo đường thường xuất hiện ở giai đoạn sau

Người bệnh có thể thấy các đốm hoặc vệt tối, trông giống như mạng nhện. Đôi khi các đốm tự khỏi, nhưng không được chủ quan mà cần đi thăm khámđiều trị ngay. Nếu không điều trị, nguy cơ đe dọa thị lực là rất lớn.

Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này là nhìn mờ, méo mó, khó đọc, khó nhận diện màu sắc, có các đốm trong tầm nhìn.

Có phải khi nhìn mờ mới bị bệnh võng mạc đái tháo đường?

Không phải

Vì bệnh võng mạc đái tháo đường thường diễn tiến âm thầm, không triệu chứng trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể không biết mình đã bị bệnh.

Dù thị lực vẫn tốt và không có gì bất thường, người bệnh vẫn có khả năng đang bị võng mạc đái tháo đường giai đoạn sớm.

Đến khi thấy nhìn mờ, khó nhìn, có đốm nổi trong tầm nhìn, mất khả năng nhìn màu thì nhiều khả năng bệnh đã tiến triển sang giai đoạn năng hơn.

Do đó việc tầm soát biến chứng mắt cho bệnh đái tháo đường nên theo khuyến cáo của thầy thuốc chuyên khoa.

Có phải khi nhìn mờ mới bị bệnh võng mạc đái tháo đường?

Triệu chứng báo hiệu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay!

Vì giai đoạn đầu của bệnh võng mạc đái tháo đường thường không có triệu chứng. Một số người thấy có thay đổi về thị lực, nhưng sau đó sẽ trở lại bình thường khi đường huyết được kiểm soát. Khám tầm soát mắt là cách duy nhất để phát hiện bệnh sớm.

Với người bệnh đái tháo đường típ 1 nên tầm soát biến chứng mắt sau 5 năm khởi bệnh.

Với đái tháo đường típ 2 vì diễn tiến âm thầm nên tầm soát ngay thời điểm được chẩn đoán và can thiệp điều trị.

Nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về thị lực ở một hoặc cả hai mắt khi đang bị đái tháo đường, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay để xem đã bị bệnh võng mạc hay chưa?

Bộ Y tế khuyến khích người bệnh đái tháo đường nhưng chưa có biến chứng võng mạc cần khám sàng lọc mắt định kỳ.

Các giai đoạn tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường

  • Bệnh võng mạc không tăng sinh nhẹ

Ở giai đoạn đầu có thể không gặp vấn đề về thị lực.

  • Bệnh võng mạc không tăng sinh vừa

Ở giai đoạn này khả năng thị lực bị ảnh hưởng nhiều hơn. Tùy trường hợp mà bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra mắt 2-4 lần mỗi năm.

  • Bệnh võng mạc không tăng sinh nặng

Người bệnh có thể nhìn mờ, có những đốm đen trong tầm nhìn. Đến giai đoạn này, khả năng rất cao là sẽ bị mất thị lực. Điều trị sớm giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển, nhưng nếu đã bị mất đi một phần thị lực thì rất khó để hồi phục.

  • Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh

Trong giai đoạn này, các mạch máu mới phát triển trong võng mạc, thường chảy máu và gây ra mô sẹo trong võng mạc. Nặng hơn có thể gây bong võng mạc, từ đó dẫn đến mất thị lực.

Các giai đoạn tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường

Ai có nguy cơ cao bị võng mạc đái tháo đường?

  • Bất kỳ ai bị đái tháo đường cũng có thể mắc bệnh võng mạc do đái tháo đường.
  • Nguy cơ bị bệnh võng mạc do đái tháo đường tăng lên khi thời gian bị đái tháo đường lâu hơn bên cạnh kiểm soát đường huyết kém.
  • Những người mắc các bệnh lý khác, chẳng hạn như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh thận, thiếu máu có nguy cơ bị bệnh võng mạc đái tháo đường cao hơn.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh võng mạc do đái tháo đường cao hơn.

Bệnh võng mạc đái tháo đường không điều trị kịp thời ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào?

Ở giai đoạn tiến triển, bệnh có thể gây suy giảm thị lực hoặc mất thị lực không hồi phục. Người bệnh cũng tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, xuất huyết dịch kính…

Mất thị lực cản trở hoạt động thường ngày, làm người bệnh dễ té ngã, và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Mất thị lực ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần, làm người bệnh có cảm giác cô đơn, lo lắng, sợ hãi, xa cách với gia đình, người thân. Người bị mất thị lực cũng dễ bị trầm cảm hơn.

Nếu bị đái tháo đường, người bệnh cần lên lịch khám mắt định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ nhãn khoa để theo dõi tình trạng của mắt.

Phát hiện biến chứng võng mạc dù mới chẩn đoán đái tháo đường 1 tháng nay

Anh TTT, 52 tuổi mới được chẩn đoán đái tháo đường típ 2, kèm rối loạn mỡ máu. Sau khi thăm khám tại khoa nội tiết bệnh viện Chợ Rẫy, anh T được bác sĩ khuyên đi kiểm tra mắt.

Bác sĩ chuyên khoa mắt sau khi thăm khám đã chẩn đoán anh T bị bệnh võng mạc do đái tháo đườnggiai đoạn không tăng sinh. Kết quả này làm anh bất ngờ vì mới được chẩn đoán đái tháo đường trong vòng 1 tháng nay, và anh đọc báo, xem tivi hoàn toàn bình thường. Anh không triệu chứng bất thường , nhìn mọi vậtxa, ở gần vẫn .

Mang theo kết quả khám mắt khi tái khám đái tháo đường, anh được bác sĩ nội tiết chỉ định thuốc kiểm soát đường huyết tích cực. Bên cạnh đó bác sĩ cũng chỉ định một loại thuốc dùng đường uống giúp kiểm soát, làm giảm tiến triển biến chứng mắt trong đái tháo đường theo nghiên cứu và hướng dẫn.

TS.BS Lâm Văn Hoàng
TS.BS Lâm Văn Hoàng – Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM

Danh sách bệnh viện có máy soi đáy mắt tại Việt Nam

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết và đối tượng dễ bị đái tháo đường

Tài liệu tham khảo

1. American Optometric Association. Diabetic Retinopathy. www.aoa.org. Published 2020. https://www.aoa.org/healthy-eyes/eye-and-vision-conditions/diabetic-retinopathy?sso=y

2. Chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh võng mạc đái tháo đường (Ban hành kèm theo Quyết định số 255/QĐ-BYT ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

3. Teo ZL, Tham YC, Yan Yu MC, et al. Global Prevalence of Diabetic Retinopathy and Projection of Burden through 2045: Systematic Review and Meta-analysis. Ophthalmology. Published online May 2021. doi:https://doi.org/10.1016/j.ophtha.2021.04.027

4. Solomon SD, Chew E, Duh EJ, et al. Diabetic Retinopathy: A Position Statement by the American Diabetes Association. Diabetes Care. 2017;40(3):412-418. doi:https://doi.org/10.2337/dc16-2641

5. National Eye Institute. Diabetic Retinopathy | National Eye Institute. Nih.gov. Published August 3, 2019. https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/diabetic-retinopathy

6. Diabetic Retinopathy – The American Society of Retina Specialists. www.asrs.org. https://www.asrs.org/patients/retinal-diseases/3/diabetic-retinopathy

7. Fung TH, Patel B, Wilmot EG, Amoaku WM. Diabetic retinopathy for the non-ophthalmologist. Clinical Medicine. 2022;22(2):112-116. doi:https://doi.org/10.7861/clinmed.2021-0792

8. Kovarik JJ, Eller AW, Willard LA, Ding J, Johnston JM, Waxman EL. Prevalence of undiagnosed diabetic retinopathy among inpatients with diabetes: the diabetic retinopathy inpatient study (DRIPS). BMJ Open Diabetes Research & Care. 2016;4(1):e000164. doi:https://doi.org/10.1136/bmjdrc-2015-000164

9. Huang OS, Tay WT, Ong PG, et al. Prevalence and determinants of undiagnosed diabetic retinopathy and vision-threatening retinopathy in a multiethnic Asian cohort: the Singapore Epidemiology of Eye Diseases (SEED) study. British Journal of Ophthalmology. 2015;99(12):1614-1621. doi:https://doi.org/10.1136/bjophthalmol-2014-306492

10. Kiire CA, Porta M, Chong V. Medical management for the prevention and treatment of diabetic macular edema. Survey of Ophthalmology. 2013;58(5):459-465. doi:https://doi.org/10.1016/j.survophthal.2012.10.002

11. CDC. Diabetes and Vision Loss. Centers for Disease Control and Prevention. Published May 7, 2021. https://www.cdc.gov/diabetes/managing/diabetes-vision-loss.html

12. Diabetic Retinopathy | National Eye Institute. www.nei.nih.gov. Accessed August 3, 2023. https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/diabetic-retinopathy#:~:text=The%20early%20

13. Diabetic Retinopathy: Causes, Symptoms, Treatment. American Academy of Ophthalmology. Published October 27, 2022. Accessed August 3, 2023. https://www.aao.org/eye-health/diseases/what-is-diabetic-retinopathy#:~:text=Diabetic%20retinopathy%20may%20be%20found

14. Stages of Diabetic Retinopathy. WebMD. https://www.webmd.com/diabetes/diabetic-retinopathy-stages

15. Progression of Diabetic Retinopathy. AJMC. https://www.ajmc.com/view/progression-of-diabetic-retinopathy

16. Simó-Servat O, Hernández C, Simó R. Diabetic Retinopathy in the Context of Patients with Diabetes. Ophthalmic Research. 2019;62(4):211-217. doi:https://doi.org/10.1159/000499541

17. Hou Y, Cai Y, Jia Z, Shi S. Risk factors and prevalence of diabetic retinopathy. Medicine. 2020;99(42):e22695. doi:https://doi.org/10.1097/md.0000000000022695

18. DME recommendations. www.idf.org. https://www.idf.org/our-activities/care-prevention/eye-health/dme-recommendations.html

19. Managing eye problems when you have diabetes. Diabetes UK. Published 2017. https://www.diabetes.org.uk/Guide-to-diabetes/Complications/Retinopathy/How-is-retinopathy-treated

20. Yun SH, Adelman RA. Recent Developments in Laser Treatment of Diabetic Retinopathy. Middle East African Journal of Ophthalmology. 2015;22(2):157-163. doi:https://doi.org/10.4103/0974-9233.150633

21. Panretinal Photocoagulation (PRP) Laser What Is Panretinal Photocoagulation Laser? Why Do I Need Panretinal Photocoagulation Laser? Accessed June 5, 2023. https://www.royaldevon.nhs.uk/media/sw0ezv4n/panretinal-photocoagulation-prp-767-v1.pdf

22. Knickelbein JE, Abbott AB, Chew EY. Fenofibrate and Diabetic Retinopathy. Current Diabetes Reports. 2016;16(10). doi:https://doi.org/10.1007/s11892-016-0786-7

23. Kaštelan S, Tomić M, Gverović Antunica A, Salopek Rabatić J, Ljubić S. Inflammation and Pharmacological Treatment in Diabetic Retinopathy. Mediators of Inflammation. 2013;2013:1-8. doi:https://doi.org/10.1155/2013/213130

24. Schreur V, Brouwers J, Huet RAC, et al. Long‐term outcomes of vitrectomy for proliferative diabetic retinopathy. Acta Ophthalmologica. 2020;99(1):83-89. doi:https://doi.org/10.1111/aos.14482

25. Smiddy WE, Flynn HW. Vitrectomy in the Management of Diabetic Retinopathy. Survey of Ophthalmology. 1999;43(6):491-507. doi:https://doi.org/10.1016/s0039-6257(99)00036-3

VTM1284830