Dấu Hiệu Nhận Biết Và Nguyên Nhân Của Chóng Mặt

Chóng mặt có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ lúc nào. Không phải các trường hợp chóng mặt đều giống nhau, có những trường hợp cơn chóng mặt chính là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang bị đe dọa. Hãy cùng a:care Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân của chóng mặt và dấu hiệu nhận biết nguy hiểm khi bị chóng mặt.

Chóng mặt là gì?

Chóng mặt có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ lúc nào, không phải các trường hợp chóng mặt đều giống nhau.

Chóng mặt thực sự (vertigo): Chóng mặt là cảm giác di chuyển hay quay tròn của bản thân hoặc đồ đạc xung quanh mà người bệnh thấy ở trạng thái tĩnh hay động. Chóng mặt thực sự là chóng mặt do rối loạn chức năng tiền đình ngoại biên và trung ương, trong đó chóng mặt do rối loạn tiền đình ngoại biên là dạng thường gặp nhất như (1-7): chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV), viêm thần kinh tiền đình, bệnh Ménière,…

Chóng mặt sinh lý xảy ra khi:

  • Sau khi quay tròn
  • Hoặc sau các cử động đầu mà hệ thống tiền đình không quen (như say sóng khi đi tàu xe)
  • Hoặc động tác cử động cổ và đầu quá mức (như sơn trần nhà).

Chóng mặt thường kèm theo: 

  • Buồn nôn
  • Rung giật nhãn cầu
  • Thất điều dáng đi
  • Ù tai nghe kém, cảm giác đầy tai
  • Chóng mặt nặng thêm khi thay đổi tư thế đầu

Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi bị chóng mặt

Bệnh nhân nên đến khám NGAY tại trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất nếu có chóng mặt và kèm theo 1 trong các dấu hiệu sau để khám, xác định bệnh và điều trị kịp thời:

  • Đau đầu dữ dội, mới xuất hiện
  • Sốt trên 38 độ C
  • Nhìn 1 hình thành 2, hình mờ
  • Khó khăn khi nuốt, khi nói, khi nghe
  • Yếu tay hay chân, hay liệt miệng một bên.
  • Tê hay bì bì
  • Ngất
  • Tiêu, tiểu không kiểm soát
  • Nôn ói liên tục

Thời gian cơn chóng mặt có thể kéo dài vài giây, vài phút hoặc vài giờ. Trong trường hợp cơn chóng mặt kéo dài trên vài phút, vài ngày có hay không có kèm theo một trong các yếu tố sau; bệnh nhân nên đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm tránh các nguy cơ đe dọa tính mạng thể xảy ra. 

Bệnh nhân trên 60 tuổi bị chóng mặt là dấu hiệu nguy hiểm
Bệnh nhân trên 60 tuổi bị chóng mặt cần đến bệnh viện chẩn đoán và điều trị
  • Bệnh nhân trên 60 tuổi.
  • Đã từng đột quỵ trước đây.
  • Có một hoặc nhiều hơn một yếu tố nguy cơ đột quỵ như: béo phì, hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Phân biệt chóng mặt và choáng váng

Chóng mặt

Triệu chứng:

  • Thấy mình/ đồ vật quay tròn.
  • Thấy mình lắc lư nhồi lên xuống.
  • Cảm giác như kéo ngã, nghiêng về 1 bên.
  • Thấy sàn/tường nghiêng, chìm xuống hoặc nhô cao lên.
  • Thấy đồ vật đang trôi, trượt về một hướng.

Nguyên nhân do rối loạn điều hòa thăng bằng (chủ yếu do Tiền đình).

Choáng váng

Triệu chứng:

  • Cảm giác choáng váng
  • Lâng lâng
  • Nhẹ đầu
  • Mệt

Nguyên nhân không do rối loạn điều hòa thăng bằng (thiếu máu, hạ đường, tác dụng phụ thuốc, bệnh thần kinh-tâm thần…)

Các nguyên nhân gây chóng mặt

Chóng mặt không phải là một bệnh lý mà là một triệu chứng. Một số bệnh và tác dụng phụ của thuốc có thể là nguyên nhân gây ra cơn chóng mặt. Do đó, bạn cần kịp thời trao đổi với bác sĩ chuyên khoa: chỉ bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây chóng mặt và đưa ra chỉ định điều trị.

Chóng mặt không phải là một bệnh lý mà là một triệu chứng
Chóng mặt không phải là một bệnh lý mà là một triệu chứng

Bệnh lý tai trong

Các bệnh lý tai trong thường là nguyên nhân phổ biến nhất gây chóng mặt, chẳng hạn:

  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) là cảm giác chóng mặt khi thay đổi tư thế. Đây là tình trạng rối loạn của tai trong, thường xuyên gây ra các cơn chóng mặt khi thay đổi tư thế.
  • Viêm dây thần kinh tiền đình có thể gây chóng mặt do viêm tai trong.
  • Bệnh Ménière cũng là một bệnh lý tai trong, có thể gây chóng mặt nghiêm trọng. Bệnh Ménière được đặc trưng bởi các đợt chóng mặt tái phát.
  • Đau nửa đầu tiền đình là tên gọi chung cho tất cả các tình trạng đau nửa đầu đi kèm với chóng mặt.

Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác gây chóng mặt bao gồm:

  • Mang thai: Phụ nữ mang thai có thể có những cơn chóng mặt do thay đổi nội tiết tố. Mang thai cũng có thể gây ngạt mũi, khiến tai phải chịu sức ép.
Phụ nữ mang thai có thể có những cơn chóng mặt do thay đổi nội tiết tố
Phụ nữ mang thai có thể có những cơn chóng mặt do thay đổi nội tiết tố
  • Bệnh đa xơ cứng: Bệnh lý này ảnh hưởng đến não và tủy sống, gây mất thăng bằng.
  • Thiếu nước: Xảy ra do cơ thể không đủ nước và có thể dẫn đến xây xẩm.
  • Hạ đường huyết: Đường huyết thấp có thể gây đổ mồ hôi, mệt mỏi và đau đầu.
  • Bệnh Parkinson: Một rối loạn thoái hóa thần kinh ảnh hưởng đến não bộ. Bệnh nhân mắc bệnh Parkinson có thể gặp phải các cơn chóng mặt.
  • Chấn thương ở đầu và cổ: Những chấn thương này có thể làm tổn thương tai trong và gây chóng mặt, thường được định nghĩa là “chóng mặt sau chấn thương”.
  • Đột quỵ: Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu não bị giảm hoặc gián đoạn. Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến các vùng trên não, gây mất thăng bằng và chóng mặt.
  • Huyết áp cao: Là bệnh lý khi áp lực của mạch máu liên tục tăng cao. Máu được dẫn từ tim đến tất cả các bộ phận của cơ thể trong các mạch máu. Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình (ngoại biên và/hoặc trung ương) và gây ra chứng chóng mặt.
  • Đái tháo đường: Người mắc bệnh đái tháo đường có thể bị hạ đường huyết và chóng mặt. Não sẽ không hoạt động bình thường khi lượng đường huyết thấp.

Các yếu tố nguy cơ/bệnh lý làm tăng nguy cơ bị chóng mặt

Ngoài những bệnh lý trên còn có những yếu tố nguy cơ/bệnh lý khác làm tăng nguy cơ bị chóng mặt. Bao gồm:

  • Tuổi tác: Theo thời gian, số lượng dây thần kinh tiền đình giảm đi, làm suy giảm khả năng thăng bằng và thị lực.

Bạn có biết?  

30% số người trên 60 tuổi và 50% số người trên 85 tuổi bị chóng mặt.
  • Phụ nữ có nguy cơ bị chóng mặt cao hơn nam giới do thay đổi nội tiết tố. Thời kỳ mãn kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến tai trong, gây ra chứng đau nửa đầu và gây mất thăng bằng.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể gây chóng mặt hoặc làm tăng diễn tiến của các bệnh có triệu chứng chóng mặt. Một số loại thực phẩm có thể làm tích tụ các chất bên trong tai và gây ra các triệu chứng như ù tai (có tiếng kêu trong tai), đau nửa đầu và mất thăng bằng. Ví dụ, uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của nhiều triệu chứng và có thể gây tổn hại tai trong.
  • Căng thẳng và lo âu là những nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt. Căng thẳng hoặc lo âu quá mức có thể khiến thần kinh suy nhược và mệt mỏi, đồng thời gây xây xẩm, đổ mồ hôi và buồn nôn.
  • Các cử động của đầu, chẳng hạn như xoay người khi nằm hoặc ngửa cổ lên có thể gây chóng mặt. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của bệnh chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV).
Các cử động của đầu gây chóng mặt
Các cử động của đầu gây chóng mặt
  • Di truyền: Một số bệnh, như bệnh Ménière và chứng đau nửa đầu di truyền trong gia đình làm gia tăng khả năng bị chóng mặt.

Trên đây chỉ là một số nguyên nhân gây nên triệu chứng chóng mặt. Nếu bạn bị chóng mặt, đừng ngần ngại trao đổi với ​​bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và hiểu rõ về bệnh của mình.

Tài liệu tham khảo:

1. Medscape. Vertigo: Identifying the Hidden Cause. https://reference.medscape.com/slideshow/vertigo-6001144#7. Published 2020. Accessed October 29, 2020.

2. Bhattacharyya N, Gubbels S, Schwartz S et al. Clinical Practice Guideline: Benign Paroxysmal Positional Vertigo (Update) Executive Summary. Otolaryngol Head Neck Surg. 2017;156(3):403-416.

3. NHS. Labyrinthitis and vestibular neuritis. nhs.uk. https://www.nhs.uk/conditions/labyrinthitis/. Published 2020. Accessed October 14, 2020.

4. Smith T, Rider J, Cen S. Vestibular Neuronitis (Labyrinthis). https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK549866/. Published 2010.  Accessed October 14, 2020.

5. Vestibular Disorders Association. Vestibular Migraine. https://vestibular.org/article/diagnosis-treatment/types-of-vestibular-disorders/vestibular-migraine/. Published 2020. Accessed October 28, 2020.

6. Vestibular Disorders Association. Hormones and Vestibular Disorders. https://vestibular.org/sites/default/files/page_files/Documents/Hormones%20and%20Vestibular%20Disorders.pdf. Published 2016. Accessed October 28, 2020.

7. NHS. Multiple Sclerosis. nhs.uk. https://www.nhs.uk/conditions/multiple-sclerosis/#:~:text=Multiple%20sclerosis%20(MS)%20is%20a,it%20can%20occasionally%20be%20mild. Published 2020. Accessed October 14, 2020

8. Vestibular Disorders Association. Causes of Dizziness. https://vestibular.org/article/what-is-vestibular/causes-of-dizziness/. Published 2020. Accessed October 29, 2020.

9. The global diabetes community. Dizziness. https://www.diabetes.co.uk/symptoms/dizziness.html. Published 2020. Accessed October 14, 2020.

10. Parkinson’s Foundation. What Is Parkinson’s?. https://www.parkinson.org/understanding-parkinsons/what-is-parkinsons. Published 2020. Accessed October 14, 2020.

11. Marks J, Sanjai Sinha M. What Causes Vertigo and Who Is at Risk for It? | Everyday Health. EverydayHealth.com. https://www.everydayhealth.com/vertigo/causes-risk-factors/. Published 2020. Accessed October 14, 2020.

12. Stroke Association. What is stroke? https://www.stroke.org.uk/what-is-stroke. Published 2020. Accessed October 29, 2020.

13. Stroke Association. Balance problems after stroke. https://www.stroke.org.uk/sites/default/files/balance_problems_after_stroke.pdf. Published 2020. Accessed October 29, 2020.

14. WHO. Hypertension. https://www.who.int/health-topics/hypertension/#tab=tab_1. Published 2020. Accessed October 29, 2020.

15. Moreira M, Trelha C, Marchiori L, Lopes A. Association between complaints of dizziness and hypertension in non-institutionalized elders. Int Arch Otorhinolaryngol. 2014;17(02):157-162.

16. Fernández L, Breinbauer H, Delano P. Vertigo and Dizziness in the Elderly. Front Neurol. 2015;6:44

17. Vestibular Disorders Association. Dietary Considerations. https://vestibular.org/article/coping-support/dietary-considerations/. Published 2020. Accessed October 29, 2020.

18. Morris L. Why does anxiety and stress cause me to be dizzy? Vestibular rehabilitation. https://www.neuropt.org/docs/default-source/vsig-english-pt-fact-sheets/anxiety-and-stress-dizziness4ca035a5390366a68a96ff00001fc240.pdf?sfvrsn=80a35343_0. Accessed October 29, 2020.

19. Betterhealth.vic.gov.au. Benign paroxysmal positional vertigo (BPPV). https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/benign-paroxysmal-positional-vertigo-bppv#:~:text=Symptoms%20of%20BPPV,-Activities%20that%20bring&text=Getting%20out%20of%20bed%20or,called%20’top%20shelf%20vertigo’. Published 2020. Accessed October 30, 2020.

20. Cha Y, Kane M, Baloh R. Familial Clustering of Migraine, Episodic Vertigo, and Ménière’s Disease. Otol. Neurotol. 2008;29(1):93-96.

VTM1291419 (v1.0)