Ăn uống lành mạnh để phòng ngừa và kiểm soát chóng mặt

Ai cũng biết rằng chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ hủy hoại cơ thể của bạn. Nhiều người bị chóng mặt do bệnh Ménière hoặc đau nửa đầu (Migraine) nhận thấy rằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống giúp giảm các cơn chóng mặt tái phát và kiểm soát bệnh của mình1. Bên cạnh một số thực phẩm có thể gây chóng mặt cần phải tránh thì cũng có những thực phẩm giúp bạn giảm nguy cơ chóng mặt2.

Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để áp dụng chế độ ăn uống tốt nhất dựa theo nguyên nhân gây chóng mặt. Dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ chính là người đưa ra lời khuyên tốt nhất dành cho bạn.

1. Tại sao chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến chứng chóng mặt?

Các rối loạn ở tai trong thường là nguyên nhân phổ biến nhất gây chóng mặt. Dịch tai trong bị ảnh hưởng bởi các chất trong máu hoặc các chất dịch khác của cơ thể2. Một số loại thực phẩm có thể gây tích tụ các chất bên trong tai và gây ra các triệu chứng như ù tai (có tiếng kêu trong tai), đau nửa đầu và mất thăng bằng1,2. Bằng cách loại bỏ hoặc hạn chế những loại thực phẩm đó, bạn có thể giảm nguy cơ các cơn chóng mặt tái phát và kiểm soát bệnh của mình.

2. Tôi nên tránh những loại thực phẩm nào?

A. Natri

Natri là một khoáng chất được thận điều tiết. Khoáng chất này giúp kiểm soát cân bằng dịch cơ thể3. Tuy nhiên, lượng natri dư thừa khiến áp suất dịch ở tai trong dao động và có thể khiến tăng nặng triệu chứng chóng mặt2. Thực phẩm mặn là nguồn cung natri chính trong cơ thể chúng ta7Nếu bị chóng mặt, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm mặn để giảm hàm lượng natri trong cơ thể3,7. Dưới đây là ví dụ về các loại thực phẩm có hàm lượng natri cao3:

  • Bánh mì trắng
  • Pizza
  • Đồ ăn vặt (khoai tây chiên, bỏng ngô, bánh quy giòn)
  • Súp đóng hộp
  • Bánh mì san-wich
  • Các món chế biến từ trứng

B. Rượu

Rượu có thể làm cơ thể mất nước, đồng thời các chất chuyển hóa từ rượu gây độc hại  tới não và tai trong4. Rượu có thể gây ra các triệu chứng như đau nửa đầu, buồn nôn và chóng mặt4. Rượu được công nhận là gây ảnh hưởng đến tai trong do rượu có tác động đến cấu trúc và thể tích dịch của tai1. Nếu bị chóng mặt, bạn nên bỏ rượu vì rượu có thể khiến bạn choáng váng4.

C. Cafein

Cafein khiến cơ thể bài tiết quá nhiều nước tiểu, từ đó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng như ù tai1. Nếu muốn giảm lượng cafein tiêu thụ, bạn nên tránh xa những thực phẩm và đồ uống sau1:

  • Cà phê
  • Trà
  • Sô-cô-la
  • nước ngọt

Thay vì uống cà phê hoặc trà, bạn nên ưu tiên uống nước, sữa và nước hoa quả ít đường. Bạn nên uống tối thiểu hai lít nước mỗi ngày.

D. Đường

Thực phẩm chứa nhiều đường có thể khiến thể tích dịch cơ thể dao động, từ đó làm tăng các triệu chứng chóng mặt1. Người bệnh nên giảm bớt thực phẩm và đồ uống có hàm lượng đường bổ sung cao, chẳng hạn5:

  • Đồ uống có đường (soda và nước tăng lực)
  • Si-rô, nước mía
  • Các món nướng (các loại bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy)
  • Kem
  • Kẹo

E. Tác nhân gây đau nửa đầu

Có một số loại thực phẩm và đồ uống được coi là các tác nhân gây đau nửa đầu. Tránh xa những thực phẩm này có thể góp phần giảm các cơn đau nửa đầu do tiền đình và ngăn ngừa chóng mặt tái phát1. Thực phẩm có hàm lượng axit amin tyramine cao hơn có thể gây đau nửa đầu. Tyramine khiến norepinephrine sản sinh nhiều hơn – một chất có thể gây ra cơn đau đầu6. Những thực phẩm sau đây có hàm lượng tyramine cao và nên tránh đối với những người bệnh bị đau nửa đầu tái phát1:

  • Gan gà
  • Thịt hun khói
  • Kem chua
  • Sữa chua
  • Cá trích ngâm
  • Sô-cô-la
  • Chuối
  • Trái cây họ cam quýt
  • Phô mai ủ chín (chẳng hạn Cheddar, Stilton, Brie và Camembert)

Hãy trao đổi với bác sĩ và/hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định chế độ ăn tốt nhất cho bạn. Tìm hiểu thêm các lưu ý cho cuộc thăm khám tại đây.

Tìm hiểu thêm:

Tài liệu tham khảo:

  1.  Vestibular Disorder Association. Dietary Considerations. https://vestibular.org/article/coping-support/dietary-considerations/.  Published 2020. Accessed October 30, 2020.
  2. Meniere’s disease, University of Iowa, hospitals & clinics (page 4) https://uihc.org/health-topics/menieres-disease Accessed April 27, 2021.
  3. U.S. Food and Drug Administration. Sodium in Your Diet. https://www.fda.gov/food/nutrition-education-resources-materials/sodium-your-diet . Published 2020. Accessed October 20, 2020.
  4. Alcoholism: effects on the cochleo-vestibular apparatus.  Bellé M, Sartori Sdo A, Rossi AG. Braz J Otorhinolaryngol. 2007 Jan-Feb;73(1):110-6. doi: 10.1016/s1808-8694(15)31132-0. PMID: 17505609. http://www.rborl.org.br Accessed April 27, 2021
  5. American Heart Association. Added Sugar Is Not So Sweet – Infographic. www.heart.org. https://www.heart.org/en/healthy-living/healthy-eating/eat-smart/sugar/added-sugar-is-not-so-sweet-infographic. Published 2020. Accessed October 20, 2020.
  6. Balance H, Relationships S, Care O et al. Tyramine-Rich Foods as A Migraine Trigger & Low Tyramine Diet. WebMD. https://www.webmd.com/migraines-headaches/tyramine-and-migraines. Published 2020. Accessed October 30, 2020.
  7. Eating well with Meniere’s Disease. https://muschealth.org/medical-services/ent/otology/vertigo/eating-well. Published 2020. Accessed May 10, 2021
VTM1296963