Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh và cách phòng tránh

Trầm cảm sau sinh là một tình trạng bệnh lý phổ biến, có nguy cơ ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của người phụ nữ. Chứng bệnh này có thể biểu hiện ở mức nhẹ, vừa, hoặc nặng, có thể kéo dài trong thời gian ngắn hoặc dài hạn, và dẫn đến những hành vi và suy nghĩ tiêu cực đối với bản thân. Cùng a:care Việt Nam điểm qua một số dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh và cách phòng tránh hiệu quả trong bài viết.

Định nghĩa

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh, kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại hoặc bản thân mình là người mẹ xấu.

Trầm cảm sau sinh có các mức độ nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể là trạng thái thoáng qua hoặc kéo dài. Trầm cảm sau sinh nên được điều trị sớm để tránh các hậu quả nghiêm trọng.

định nghĩa của trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh cảm sau sinh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Nguyên nhân

Thay đổi nội tiết tố (hormon): nồng độ estrogen và progestrogen sau sinh giảm đột ngột, nồng độ hormon tuyến giáp giảm gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.

Các yếu tố khách quan: vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân.

Khó khăn trong chăm sóc bé: nhiều người mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé.

Yếu tố di truyền: trong gia đình có người thân bị trầm cảm thì nguy cơ bệnh càng cao

Đối tượng dễ trầm cảm sau sinh

Dưới đây là những đối tượng dễ mắc trầm cảm sau sinh:

  • Tuổi tác tại thời điểm mang thai (tuổi càng trẻ, tỷ lệ trầm cảm càng cao);
  • Mâu thuẫn về việc mang thai;
  • Tiền sử gia đình có người bị rối loạn tâm thần;
  • Trải qua một sự kiện cực kỳ căng thẳng, như mất việc làm hoặc khủng hoảng sức khỏe;
  • Trẻ sinh ra yếu ớt, dễ bệnh, hoặc phát hiện dị tật, gặp nhiều vấn đề sức khỏe;
  • Phụ nữ sinh đôi, hoặc sinh ba, hoặc có nhiều con rồi sinh thêm;
  • Sống một mình, bị hạn chế giúp đỡ do dịch bệnh;
  • Xung đột hôn nhân sau khi sinh con, bạo lực gia đình;
  • Thiếu ngủ và quá tải vì thức đêm chăm con dài ngày; lo lắng, hoài nghi về khả năng nuôi con của bản thân;
  • Lo ngại về ngoại hình, tăng cân mất kiểm soát hoặc sụt cân sau sinh…
đối tượng dễ trầm cảm sau sinh
Phụ nữ mang thai không mong muốn là đối tượng có thể dễ mắc trầm cảm sau sinh

Dấu hiệu cần lưu ý

Suy nhược cơ thể, thiếu sinh lực: Thường xuyên ở trong trạng thái mệt mỏi triền miên, chán ăn, thờ ơ với công việc nhà, không buồn tắm rửa, chải chuốt.

Lo lắng thái quá: Thường xuyên than phiền về sức khỏe, cảm thấy đau dữ dội , nhưng bác sĩ lại không tìm ra nguyên nhân. Một số người phụ nữ khác sẽ cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà, từ chối tiếp xúc với bất kỳ ai.

Hoảng hốt, căng thẳng: Không thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung. Loại căng thẳng này không thể giải quyết bằng thuốc an thần được. Không nên lạm dụng thuốc an thần, nên chuyển sang một số dạng thuốc khác ít tính phụ thuộc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Cảm giác bị ám ảnh: Sợ hãi vô cớ và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ. Nếu người mẹ sợ ảnh hưởng đến con mình, nên báo với gia đình và bác sĩ.

Mất tập trung: Khó tập trung đọc sách, xem tivi hay trò chuyện. Giảm sút trí nhớ, lơ mơ, đôi lúc không sắp xếp được suy nghĩ.

Rối loạn giấc ngủ: Ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ, hay bị thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không ngủ lại được. Trong trường hợp bà mẹ bị mất ngủ kéo dài, bác sĩ thường kê toa thuốc ngủ nhưng đôi lúc dùng liều cao vẫn không hiệu quả. Trong trường hợp này, quan trọng là chữa được trầm cảm thì sẽ ngủ lại được bình thường. Tốt hơn cả, nên có người giúp mẹ cho bé bú vào buổi tối.

Không hứng thú với quan hệ tình dục: Người chồng nên kiên nhẫn và cố gắng an ủi vợ mình sớm hồi phục khỏi trầm cảm sau sinh. Nên bắt đầu bằng những đụng chạm nhẹ, ôm ấp và vuốt ve.

“Trầm cảm không phải là một dấu hiệu của bệnh. Đây chỉ là trạng thái tạm thời và quá trình điều trị rất cần sự giúp đỡ từ gia đình.”

Hướng điều trị

HỖ TRỢ TỪ NGƯỜI THÂN

Gia đình nên hiểu rằng: Trầm cảm không phải là một dấu hiệu của bệnh, hãy đối xử với họ bình thường. Đây chỉ là trạng thái tạm thời và quá trình điều trị rất cần sự giúp đỡ từ gia đình.

  • Hãy để người mẹ làm điều họ thích nhưng trong tầm kiểm soát an toàn, hạn chế để người mẹ một mình.
  • Hãy để họ nghỉ ngơi nhiều hơn.

LIỆU PHÁP TÂM LÝ

  • Nếu trầm cảm nhẹ thì việc tư vấn đơn thuần có thể giúp người bệnh vượt qua được tình trạng này.
  • Nếu trầm cảm nặng, bắt buộc phải điều trị thuốc. Bên cạnh đó, việc tư vấn cũng giúp ích cho bệnh nhân giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
  • Tư vấn có thể mỗi tuần 1 lần hoặc hơn.

ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC

  • Khi người mẹ nghĩ rằng mình bị trầm cảm sau sinh, nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Cố gắng báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng. Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc, điều quan trọng khác là duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, nên bổ sung vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp.

Trầm cảm cần thời gian điều trị kéo dài để được phục hồi hoàn toàn. Nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và tránh cảm giác thất vọng.

Vai trò của bản thân người mẹ

  • Cảm giác đau và nhức khá phổ biến ở phụ nữ trầm cảm sau sinh, và đó không phải là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng. Việc suy nghĩ rằng nhức đầu do u não, đau ngực do bệnh tim chỉ làm cho bệnh trầm cảm nặng nề hơn.
  • Hãy thư giãn, nghỉ ngơi, giảm mệt mỏi và quên đi đau đớn.
  • Tránh thức khuya và hãy nhờ người khác cho bé bú buổi tối.
  • Ăn uống đầy đủ, nên ăn nhiều trái cây và rau quả khi bạn cảm thấy đói và bổ sung viên đa sinh tố mỗi ngày.
  • Đừng ép bản thân làm những điều mình không thích hoặc những điều làm bản thân khó chịu.
vai trò của bản thân người mẹ
Mẹ sau sinh nên thư giãn, giảm mệt mỏi và tránh thức khuya

Điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị là người phụ nữ phải tin tưởng rằng mình sẽ sớm hồi phục.

Biện pháp phòng tránh ngay trong giai đoạn thai kỳ

  • Gia đình hãy luôn động viên, gần gũi và chia sẻ với người phụ nữ ngay trong lúc mang thai về những khó khăn khi vượt cạn và chăm sóc bé sau sinh.
  • Khuyến khích bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Hai vợ chồng nên tham gia các lớp học về thai sản, chăm sóc trẻ sơ sinh.

Sự quan tâm, lắng nghe, động viên, chăm sóc của người bố càng đặc biệt quan trọng trong việc dự phòng trầm cảm sau sinh.

Báo động

Khi có ý định tự tử, phải khám ngay với bác sĩ tâm thần.

Qua bài viết trên, a:care Việt Nam đã chia sẻ những thông tin cần thiết về trầm cảm sau sinh và những biện pháp phòng tránh ngay trong giai đoạn thai kỳ. Bạn nên lưu lại để giúp bản thân hay người thân tránh khỏi triệu chứng trầm cảm sau sinh nhé!

VTM1295670