BÀI VIẾT

Ba tháng đầu thai kỳ

Tại sao tôi cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn trong những tuần đầu của thai kỳ? Ngay khi thụ thai, nồng độ estrogen và progesterone trong máu tăng lên gây ra một số thay đổi sinh lý ở cơ thể. Trong suốt thời kỳ mang thai, các nội tiết sẽ làm việc liên tục,…

Sức khỏe phụ nữ

Ba tháng giữa thai kỳ

Những triệu chứng và dấu hiệu bạn sẽ gặp trong ba tháng giữa của thai kỳ 1. Đau nhức – đau lưng, bụng, háng hoặc đùi. 2. Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay. 3. Da xung quanh núm vú sậm màu. 4. Xuất hiện một đường sậm màu trên da chạy từ rốn đến…

Sức khỏe phụ nữ

Ba tháng cuối thai kỳ

Bụng của tôi trở nên nặng nề và tôi luôn thường thở dốc khi đi lại. Tôi vẫn ổn phải không? Việc mang thai đòi hỏi bạn phải chuẩn bị cả thể chất lẫn cảm xúc, đặc biệt khi ngày sinh đang đến gần. Nhiều người sẽ cảm thấy không thoải mái do kích thước…

Sức khỏe phụ nữ

Các biến chứng thường gặp

Sẩy thai/ Doạ sẩy thai Sẩy thai là một thuật ngữ được dùng cho trường hợp một thai kỳ kết thúc trong vòng 20 tuần đầu của thai kỳ. Không phải lúc nào cũng xác định được nguyên nhân gây sẩy thai. Nếu sẩy thai trong ba tháng đầu (sẩy thai sớm), người ta cho…

Sức khỏe phụ nữ

Mang thai là khoảng thời gian đặc biệt trong cuộc đời của người phụ nữ. Đó là lúc một mầm sống đang phát triển một cách diệu kỳ trong cơ thể bạn. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp, lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi, nhưng đừng để những cảm giác ấy lấn át niềm vui khi được làm mẹ. Hãy thư giãn và cảm nhận hành trình tuyệt vời mà bạn và con sẽ trải qua.

Dưới đây là một số lời khuyên để giải tỏa căng thẳng:

  • Được chuẩn bị. Lo lắng sẽ giảm bớt nếu bạn được trang bị đầy đủ kiến thức, nắm rõ mọi vấn đề và chuẩn bị thật tốt cho thai kỳ. Hãy tìm hiểu, nghiên cứu về việc mang thai và những sự kiện sắp diễn ra.
  • Được chủ động. Đảm bảo các vấn đề đều được kiểm soát. Nếu bị đái tháo đường, hãy kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Nếu bị tăng huyết áp, hãy theo dõi nó chặt chẽ.
  • Được hỗ trợ. Đôi khi chỉ cần nói ra những lo lắng, bạn sẽ kiểm soát chúng tốt hơn. Hãy thảo luận về bất kỳ mối quan tâm hoặc sợ hãi nào với bác sĩ, bạn bè và gia đình. Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ và các lớp tiền sản tại bệnh viện – các bác sĩ và bà mẹ là người hiểu rõ những gì bạn đang t rải qua để có lời khuyên thiết thực.
  • Luôn tích cực. Luôn dành thời gian để kết nối, trò chuyện với con. Đây là điều kỳ diệu và tích cực nhất mà bạn cần quan tâm hơn hết thảy.
VTM2173405