Làm thế nào để kiểm soát cơn chóng mặt?

Mặc dù cơn chóng mặt có thể xuất hiện đột ngột và dữ dội, bạn có thể thực hiện một số cách để giảm bớt các triệu chứng của bệnh lý này. Hình thành các thói quen tốt để kiểm soát cơn chóng mặt có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng và lo âu hơn khi bị tái phát chóng mặt.

Các mẹo đơn giản khi bị chóng mặt

  • Nằm yên trong phòng tối, yên tĩnh để giảm cảm giác xoay tròn1. Một số người bệnh bị chóng mặt có thể nhạy cảm với ánh sáng. Đèn sáng có thể tăng nặng chứng đau nửa đầu và có thể gây đau đầu, đau mắt2.
  • Nếu đang lái xe, hãy dừng xe, đỗ xe an toàn và thả lỏng3.
  • Cử động đầu thật cẩn thận và chậm rãi khi sinh hoạt hàng ngày1.
  • Tránh các tác nhân có thể gây chóng mặt, chẳng hạn đèn sáng và âm thanh lớn. Ngoài ra, nên tránh các trường hợp gây căng thẳng thị giác (có thể xảy ra khi xem TV, làm việc trên máy tính hoặc sử dụng máy tính bảng) và sử dụng điện thoại2, 4.
  • Ngồi xuống ngay nếu bạn cảm thấy chóng mặt1.
  • Bật đèn khi thức dậy vào ban đêm1.
  • Dùng từ hai gối trở lên để kê cao đầu khi ngủ1. Nằm ngủ nghiêng có thể khiến chứng chóng mặt trở nặng, đặc biệt nếu bị chóng mặt do rối loạn tai trong. Kê cao đầu khi ngủ sẽ ngăn không cho các mảng bụi nhỏ lọt vào tai và ảnh hưởng đến các dây thần kinh chịu trách nhiệm duy trì khả năng thăng bằng5.
  • Từ từ rời khỏi giường và ngồi ở mép giường một lúc trước khi đứng dậy1.
  • Cố gắng thư giãn — lo âu có thể khiến chứng chóng mặt trở nên tồi tệ hơn1.

Lắp đặt các thiết bị an toàn trong nhà

Nếu bạn thường xuyên bị cơn chóng mặt, bạn nên áp dụng các biện pháp an toàn sau để giảm nguy cơ té ngã khi ở nhà6:

  • Lắp đặt các thanh vịn
  • Lắp đặt bệ dốc hoặc tay vịn
  • Sử dụng gậy hoặc khung tập đi
  • Đảm bảo lối đi thông thoáng trong nhà (ví dụ: bỏ thảm và các vật dụng trên sàn nhà)
  • Sử dụng các bề mặt vững chắc (ví dụ: tránh sử dụng thảm có thể làm tăng nguy cơ vấp ngã)

Gọi trợ giúp y tế

Khi chóng mặt kèm theo đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn mửa hoặc sốt cao, hãy gọi trợ giúp y tế1. Bạn sẽ được chỉ dẫn thực hiện các hành động cụ thể.

icon

Sau khi bị chóng mặt, bạn cần đặt lịch hẹn khám với bác sĩ! Đây là biện pháp tốt nhất để tránh các cơn chóng mặt tái phát.

Nếu có các triệu chứng rất nặng1 như khó nói, nghe kém, song thị hoặc mất thị lực, khó đi đứng hoặc chân, tay suy yếu, cần đi khám ngay lập tức; gọi xe cấp cứu nếu cần thiết.
Hãy trao đổi với bác sĩ về cách ứng phó khi bị chóng mặt.

VTM2238522