Điều trị chóng mặt

Điều trị với thuốc

Tùy theo từng trường hợp chóng mặt cụ thể bác sĩ chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Điều trị không dùng thuốc

Bệnh nhân có thể được bác sỹ chỉ định tập các nghiệm pháp phục hồi tiền đình. Sau đây là các hướng dẫn cụ thể (các bước và video) để bệnh nhân dễ tập tại nhà.

Nghiệm pháp Brand-Daroft

Tư thế 1: Ngồi thẳng và đầu (mặt) nhìn thẳng phía trước 

Tư thế 2: Ngã thân người qua 1 bên (phải) và nằm xuống giường (nằm nghiêng) xoay đầu nhanh 45 độ để mặt hướng lên trên trần nhà, giữ nguyên tư thế này trong 30 giây

Tư thế 3: Xoay trả đầu nhanh về tư thế nằm nghiêng rồi ngồi thẳng dậy như tư thế 1

Tư thế 4: Nằm nghiêng xuống giường như tư thế 2 nhưng ở bên ngược lại (trái) và cũng xoay đầu

Bài tập luyện phục hồi tiền đình

Bài tập luyện Mắt

  • Đứng hoặc ngồi ở một tư thế thoải mái và thực hiện các bài tập tập luyên cử động mắt mà không di chuyển đầu. Từ từ nhìn lên rồi nhìn xuống, sau đó thực hiện nhanh hơn. Lặp lại 20 lần
  • Liếc mắt từ bên này sang bên kia, sau đó thực hiện nhanh hơn
  • Đặt ngón tay cách mũi khoảng 30 cm, di chuyển ngón tay lùi và tiến trong khoảng 30 cm so với mũi
  • Lặp lại 20 lần

Bài tập luyện đầu và mắt

  • Đứng hoặc ngồi ở một tư thế thoải mái mà không di chuyển đầu. Ngả đầu về phía sau và phía trước. Hai mắt mở từ từ trước rồi sau đó mở nhanh. Lặp lại 20 lần.
  • Mở hai mắt, nghiêng đầu sang từng bên rồi trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại 20 lần.
  • Lặp lại bài tập này với hai mắt nhắm. Lặp lại 20 lần.

Bài tập luyện hai vai và thân

  • Ngồi ở một tư thế thoải mái. Nâng vai lên ngang cằm và xoay vai. Lặp lại 20 lần.
  • Ngồi thoải mái và thực hiện chuyển động vòng tròn cho eo từ phải sang trái, chỉ di chuyển phần thân trên. Lặp lại 20 lần.
  • Ngồi xuống, cúi về phía trước và kéo một thứ gì đó trên sàn. quay lại tư thế ban đầu. Lặp lại 20 lần.
  • Quay đầu từ bên này sang bên kia, hai mắt mở. Bắt đầu với 2 lần quay chậm, sau đó tới 1 lần quay nhanh hơn. Phải… Trái… Đợi vài giây rồi thực hiện 3 lần quay nhanh hơn. nếu tình trạng của bạn cải thiện, hãy nhắm mắt và lặp lại.
  • Đứng lên từ tư thế ngồi, sau đó ngồi xuống. Lặp lại 20 lần với hai mắt mở. Lặp lại 20 lần với hai mắt nhắm.
  • Ném một quả bóng từ tay này sang tay kia ngang tầm mắt. Lặp lại 20 lần.
  • Ngả người về phía trước rồi chuyển quả bóng từ tay này sang tay kia tầm dưới hai gối và mở mắt, sau đó lặp lại 20 lần với nhắm mắt.
  • Bước đi quanh một chiếc ghế theo một hướng. sau đó bước đi theo hướng ngược lại. Lặp lại 10 lần.

Hướng dẫn các bài tập luyện tập phục hồi tiền đình

Mắt

1. Giữ hai ngón trỏ trước mặt theo chiều ngang, khoảng cách giữa 2 ngón trỏ là 30 cm. Lần lượt tập trung mắt nhìn từ ngón trỏ trái sang ngón trỏ phải (hoặc ngón trỏ phải sang ngón trỏ trái) trong khi vẫn giữ yên đầu.

Lặp lại 3 lần, mỗi lần 1 phút.

2. Giữ hai ngón trỏ trước mặt theo chiều dọc, ngón trên cách ngón dưới là 30 cm. Lần lượt nhìn từ ngón trên xuống ngón dưới trong khi vẫn giữ yên đầu.

Lặp lại 3 lần, mỗi lần 1 phút.

3. Duỗi cánh tay ra phía trước, ngón cái hướng lên trên. Giữ yên đầu, di chuyển cánh tay sang trái và phải, đồng thời nhìn chăm chú vào ngón cái.

Lặp lại 3 lần, mỗi lần 1 phút.

4. Duỗi cánh tay ra phía trước, ngón cái hướng lên trên. Giữ yên đầu, từ từ di chuyển cánh tay lên trên và xuống dưới, đồng thời nhìn chăm chú vào ngón cái.

Lặp lại 3 lần, mỗi lần 1 phút.

5. Duỗi cánh tay ra phía trước, ngón cái hướng lên trên. Bây giờ, xoay đầu sang trái và phải đồng thời nhìn chăm chú vào ngón cái.

Lặp lại 3 lần, mỗi lần 1 phút.

6. Duỗi cánh tay ra phía trước, ngón cái hướng lên trên. Bây giờ, ngẩng đầu lên và cúi đầu xuống đồng thời nhìn chăm chú vào ngón cái.

Lặp lại 3 lần, mỗi lần 1 phút.

7. Duỗi cánh tay ra phía trước, ngón cái hướng lên trên. Di chuyển tai phải tới vai phải, sau đó di chuyển tai trái tới vai trái, đồng thời nhìn chăm chú vào ngón cái.

Lặp lại 3 lần, mỗi lần 1 phút.

8. Đưa ngón cái ra xa tới khi hai cánh tay duỗi ra hoàn toàn, ngón cái hướng lên trên. Bây giờ, di chuyển thân trên và hai cánh tay sang trái và phải, đồng thời nhìn chăm chú vào ngón cái.

Lặp lại 3 lần, mỗi lần 1 phút.

Ngồi

9. Lặp lại thao tác đứng lên và ngồi xuống ghế. Nhìn chăm chú vào một điểm ngang tầm mắt. Lặp lại 3 lần, mỗi lần 1 phút.

Nếu bạn thấy bài tập này dễ, hãy thử thách bản thân bằng cách lặp lại bài tập này với một chân hơi chếch lên trước so với chân kia.

10. Có thể thực hiện bài tập này khi ngồi xuống hoặc đứng thẳng người lên. Nhặt một đồ vật được đặt phía bên phải bạn, nhấc nó lên và chuyển nó sang bên trái rồi đặt nó xuống. Lặp lại bằng cách chuyển nó lại sang phía bên phải.

Lặp lại 3 lần, mỗi lần 1 phút.

Đứng

11. Cố gắng đứng lâu nhất có thể trên một chân rồi đổi sang chân kia.

Lặp lại 10 lần, mỗi lần 30-60 giây.

12. Đứng trên một chiếc gối lớn hoặc một cái chăn lớn gấp lại. Thử và đứng yên lâu nhất có thể. Trước tiên đứng với hai chân dạng ra, sau đó thu hẹp khoảng cách giữa 2 chân.

Bước đi

Với bài tập này, đặt một sợi dây lên sàn hoặc vạch một đường thẳng trên sàn gỗ hoặc sàn lát gạch. Bước từ từ trên đường thẳng, để chân này trước chân kia và làm ngược lại.

13. Bước từ từ trên đường thẳng, để chân này trước chân kia và làm ngược lại. Từ từ giảm khoảng cách giữa các bước chân.

Nếu bạn thấy bài tập này dễ, hãy thử thách bản thân bằng cách chéo 2 tay ở phía trước thân trên.

14. Đặt các cuốn sách hoặc các hộp đựng giày lên trên một đường thẳng cách nhau 1,5 mét. Bước đi trên đường thẳng này với tốc độ bình thường, đặt bàn chân vào khoảng giữa các đồ vật (cuốn sách hoặc hộp đựng giày) và cố không bước chậm lại.

Nếu bạn thấy bài tập này dễ, hãy thử thách bản thân bằng cách tăng tốc hoặc giảm khoảng cách giữa các đồ vật.

Tập trong 3-5 phút.

15. Bước đi dọc đường thẳng. Sau mỗi bước thứ ba, xoay đầu lần lượt sang trái và phải. Trong khi bước đi dọc theo đường thẳng, lần lượt nhìn lên rồi nhìn xuống ở mỗi bước thứ 3.

Tập trong 3-5 phút.

Tìm hiểu thêm:

Tài liệu tham khảo

1. Swartz and Longwell 2005; 2. Strupp and Brandt 2006; 3. Stambolieva and Angov 2010; 4. Brandt et al. 2009; 5. Hain and Uddin 2003; 6. Cirek et al. 2005; 7. Labuguen 2006; 8. Labuguen 2006; 9. Drozd 1999; 10. Newman-Toker et al. 2008; 11.  Labuguen 2006; 12.  Drozd 1999; 13. Newman-Toker et al. 2008.

VTM1296966