Vì sao người lớn tuổi cần tiêm vaccine cúm?

- Ngày cập nhật: 23/04/2025
Mục lục
1. Giảm nguy cơ mắc cúm – giúp bảo vệ sức khỏe
Khi lớn tuổi, sức đề kháng của chúng ta không còn như trước. Một cơn cảm cúm thoáng qua ở người trẻ có thể chỉ là vài ngày mệt mỏi, nhưng với người lớn tuổi, đó có thể là một chuỗi ngày kéo dài, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc bản thân.
Để phòng tránh tình trạng trên, tiêm vắc-xin cúm là một trong những cách đơn giản và hiệu quả. Theo các nghiên cứu, vắc-xin cúm giúp giảm nguy cơ mắc cúm ở người cao tuổi từ 6% xuống chỉ còn 2.4%, nguy cơ mắc các bệnh giống cúm cũng giảm từ 6% xuống còn 3.5%. Nhờ vậy, các bác lớn tuổi có thể tránh được những đợt bệnh kéo dài và nghiêm trọng do cúm.
Cúm không còn là bệnh nhẹ khi tuổi đã cao
Khi tuổi tác càng cao, sức đề kháng của cơ thể cũng giảm dần. Một trận cảm cúm nhẹ ở người trẻ có thể chỉ vài ngày là khỏi, nhưng với người lớn tuổi, cúm có thể khiến mệt mỏi kéo dài, ăn uống kém, mất ngủ, thậm chí làm nặng thêm các bệnh có sẵn như tiểu đường, tim mạch, phổi…
Vì vậy, tiêm ngừa cúm là cách đơn giản và hiệu quả để phòng tránh. Theo các nghiên cứu, tiêm vaccine cúm giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm. Nhờ đó, người cao tuổi tiêm ngừa cúm sẽ giữ được sức khỏe ổn định, ít phải đi viện, tinh thần cũng nhẹ nhàng hơn.
2. Giảm mức độ nghiêm trọng nếu không may bị cúm – giúp hồi phục nhanh
Tiêm phòng cúm không chỉ giúp phòng bệnh, mà còn giúp giảm nhẹ triệu chứng nếu chẳng may các bác bị nhiễm cúm. Các nghiên cứu cho thấy người cao tuổi đã tiêm ngừa cúm thường có triệu chứng nhẹ hơn, ít bị rét run, đau cơ hay đau đầu – và nhờ vậy, thời gian hồi phục cũng nhanh hơn.
Đặc biệt, vắc-xin cúm giúp giảm nguy cơ nhập viện do cúm và viêm phổi lên đến 32%, và giảm nguy cơ tử vong đến 50%. Không chỉ vậy, còn có bằng chứng cho thấy tiêm phòng cúm giúp giảm các biến chứng tim mạch và đột quỵ – những tình trạng vốn rất đáng lo ở người cao tuổi – từ đó giảm tới 25% nguy cơ nhập viện do những bệnh này.

3.Bảo vệ người cao tuổi có bệnh lý nền
Chúng tôi luôn khuyên người cao tuổi, đặc biệt những người có bệnh lý nền nên tiêm vắc-xin cúm mỗi năm. Vì vắc-xin không chỉ giúp phòng cúm, mà còn giúp giảm nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
Một nghiên cứu công bố năm 2024 cho thấy người cao tuổi bị tiểu đường được tiêm vắc-xin cúm có nguy cơ phải tái nhập viện thấp hơn rõ rệt. Cụ thể, người cao tuổi tiêm phòng cúm giảm 17% nguy cơ tái nhập viện và rút ngắn thời gian điều trị trong bệnh viện so với người không tiêm phòng. Điều này rất quan trọng, vì mỗi lần nằm viện với người lớn tuổi đều ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tinh thần.
Đối với các bác có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), nghiên cứu cho thấy tiêm phòng cúm giúp giảm 22% nguy cơ nhập viện do cúm [7], giảm đến 75% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và 76% nguy cơ tử vong do bệnh hô hấp ở người cao tuổi mắc COPD
Đối với các bác có bệnh mạch vành, nhiễm cúm có thể kích hoạt phản ứng viêm hệ thống, làm tăng nguy cơ vỡ mảng xơ vữa và dẫn đến các biến cố tim mạch cấp tính như nhồi máu cơ tim…. Tiêm vắc-xin cúm giúp ngăn ngừa nhiễm cúm, từ đó giảm gánh nặng viêm hệ thống và bảo vệ mạch máu.. Nghiên cứu cũng cho thấy tiêm vắc-xin cúm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và tử vong do tim mạch ở người cao tuổi có bệnh động mạch vành.
Lời khuyên:
Qua những chia sẻ trên, chúng tôi hy vọng cô chú, các bác lớn tuổi đã thấy rõ tầm quan trọng của việc tiêm phòng cúm hằng năm. Một mũi tiêm không chỉ là để “tránh bị cúm” – mà còn là để bảo vệ chính mình khỏi những biến chứng có thể khiến sức khỏe sa sút nghiêm trọng.

Xem thêm:
- Vì sao người cao tuổi, người có bệnh nền nên tiêm vắc xin cúm định kỳ hằng năm?
- 12 câu hỏi thường gặp về tiêm phòng cúm cho người cao tuổi có bệnh mạn tính
- Tiêm vắc xin giảm 80% tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi do cúm mùa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Effectiveness of Influenza Vaccine in the Community-Dwelling Elderly. Nichol KL, Nordin JD, Nelson DB, Mullooly JP, Hak E. The New England Journal of Medicine. 2007;357(14):1373-81. doi:10.1056/NEJMoa070844.
2. Influenza Vaccination and Reduction in Hospitalizations for Cardiac Disease and Stroke Among the Elderly. Nichol KL, Nordin J, Mullooly J, et al. The New England Journal of Medicine. 2003;348(14):1322-32. doi:10.1056/NEJMoa025028.
3. Impact of Influenza Vaccination on the Burden of Severe Influenza in the Elderly: Spain, 2017-2020. Mazagatos C, Delgado-Sanz C, Milagro A, Liébana-Rodríguez M, Larrauri A. Vaccines. 2023;11(6):1110. doi:10.3390/vaccines11061110.
4. Vaccines for Preventing Influenza in the Elderly. Demicheli V, Jefferson T, Di Pietrantonj C, et al. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 2018;2:CD004876. doi:10.1002/14651858.CD004876.pub4.
5. Does Seasonal Vaccination Affect the Clinical Presentation of Influenza Among the Elderly? A Cross-Sectional Analysis in the Outpatient Setting in France, 2003-2014. Mosnier A, Daviaud I, Caini S, et al. Vaccine. 2017;35(16):2076-2083. doi:10.1016/j.vaccine.2017.02.067.
6. Effectiveness of Influenza Vaccination on Hospitalization Outcomes Among Older Patients With Diabetes. Liu G, Pang Y, Lv M, et al. Vaccine. 2024;42(25):126142. doi:10.1016/j.vaccine.2024.07.043.
7. Influenza Vaccine Effectiveness in Preventing Hospitalizations in Older Patients With Chronic Obstructive Pulmonary Disease. Gershon AS, Chung H, Porter J, et al. The Journal of Infectious Diseases. 2020;221(1):42-52. doi:10.1093/infdis/jiz419.
8. Influenza Vaccine in Chronic Obstructive Pulmonary Disease Among Elderly Male Veterans. Young-Xu Y, Smith J, Nealon J, et al. PloS One. 2022;17(1):e0262072. doi:10.1371/journal.pone.0262072.
9. Influenza Vaccination as a Novel Means of Preventing Coronary Heart Disease: Effectiveness in Older Adults. Aidoud A, Marlet J, Angoulvant D, et al. Vaccine. 2020;38(32):4944-4955. doi:10.1016/j.vaccine.2020.05.070.
10. Influenza Vaccination and Secondary Prevention of Cardiovascular Disease Among Taiwanese Elders-a Propensity Score-Matched Follow-Up Study. Wu HH, Chang YY, Kuo SC, Chen YT. PloS One. 2019;14(7):e0219172. doi:10.1371/journal.pone.0219172.