Tiêm phòng cúm – Tăng cường hàng rào bảo vệ cả gia đình

Chủ động tiêm phòng vắc xin cúm tứ gía sớm hàng năm không chỉ đẩy lùi nguy cơ nhiễm cúm mà còn giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm trên các đối tượng có nguy cơ.

Xem lại tọa đàm tư vấn “Tiêm phòng cúm – Tăng cường hàng rào bảo vệ cả gia đình trong mùa Đông Xuân” ngay

Trong chương trình toạ đàm tư vấn “TIÊM PHÒNG CÚM – TĂNG CƯỜNG HÀNG RÀO BẢO VỆ CẢ GIA ĐÌNH TRONG MÙA ĐÔNG XUÂN” được phát sóng trực tuyến trên VNExpress ngày 25/11, PGS. TS. BS Phạm Quang Thái, phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh Truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cùng PGS. TS. BS. Vũ Thị Thanh Huyền, Trưởng khoa Nội tiết Cơ xương khớp – Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã có những chia sẻ hữu ích, gần gũi trong việc chủ động phòng bệnh cúm, góp phần bảo vệ cho đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, dễ tổn thương như người có bệnh nền, người lớn tuổi, trẻ em và phụ nữ có thai.

Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 800.000 người mắc cúm – một trong các bệnh hô hấp có thể bùng phát thành dịch. Số ca mắc cúm thường gia tăng vào mùa đông – xuân. Tuy nhiên theo thống kê, từ tháng 6/2022 tới nay, dịch cúm A bùng phát với hàng nghìn ca mắc. Và tại các bệnh viện tuyến đầu ghi nhận nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị vì các biến chứng nguy hiểm tăng đột biến. Đồng thời, cuối năm 2022 còn chứng kiến sự diễn biễn phức tạp của dịch cúm B tại các tỉnh vùng núi phía Bắc.

Tình hình dịch cúm ngày càng diễn biến phức tạp đồng thời mức độ nghiêm trọng và biến chứng của bệnh cũng ngày càng gia tăng

Theo PGS. Thái, ngoài các triệu chứng thông thường như ho, sốt, mệt mỏi, đau cơ,… vi rút cúm còn có thể gây ra những ca bệnh nặng với những biến chứng nguy hiểm như viêm đường hô hấp, viêm phổi, đặc biệt trên các đối tượng có bệnh nền hay suy giảm miễn dịch. PGS. Thái cũng chỉ ra tình trạng đồng nhiễm cúm với Covid-19 hay sốt xuất huyết làm trầm trọng các triệu chứng và bệnh diễn tiến nặng hơn.

Tại Việt Nam, các đỉnh dịch cúm thường xuất hiện vào đầu mùa hè và giai đoạn mùa đông-xuân với sự phức tạp của chủng cúm gây bệnh. Năm 2022 đã ghi nhận những đợt dịch lớn, trong đó có cả các đợt dịch xảy ra trong trường học. Tại các đợt cúm không chỉ ghi nhận số ca mắc rất lớn tại một thời điểm, mà còn có nhiều ca bệnh diễn biến nặng, dẫn tới tử vong ở cả đối tượng trẻ nhỏ và người cao tuổi, gây ra áp lực cho hệ thống y tế.

Người cao tuổi, người mắc bệnh nền, trẻ em, và phụ nữ có thai là những đối tượng dễ bị lây nhiễm và tổn thương do cúm

PGS. Huyền chia sẻ cứ 4 ca tử vong do liên quan đến cúm thì có đến 3 ca là đối tượng trên 65 tuổi, bởi đây là đối tượng có sức đề kháng kém hơn và đặc biệt là có nhiều bệnh mắc kèm theo như tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, đái tháo đường.
Với đối tượng trẻ nhỏ, do sự đáp ứng miễn dịch còn yếu và chưa đầy đủ nên rất dễ bị tổn thương do vi rút cúm.

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nhiều sự thay đổi trong cơ thể ở giai đoạn thai kì lại rất nhạy cảm trước các yếu tố gây bệnh trong đó có vi rút cúm.
Trên đối tượng mắc bệnh nền, PGS. Huyền cảnh báo”sau khi nhiễm vi rút cúm trong vòng 3 ngày còn làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim 10 lần và nguy cơ đột quỵ tai biến lên đến 8 lần”. Do đó, việc có một giải pháp bảo vệ chủ động trước vi rút cúm, đặc biệt với các đối tượng nguy cơ, là vô cùng cần thiết.

Hai chuyên gia trong toạ dàm “Tiêm phòng cúm – tăng cường hàng rào bảo vệ cả gia đình trong mùa đông xuân”

Vắc xin cúm là mắt xích quan trọng trong các giải pháp phòng ngừa vi rút cúm

PGS. Thái cho biết các giải pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay, vệ sinh cá nhân,.. có thể hạn chế phần nào nguy cơ lây nhiễm nhưng đều không đặc hiệu. Do đó, tiêm vắc xin cúm là giải pháp hữu hiệu, là mắt xích quan trọng giúp bảo vệ cả gia đình trước cúm mùa.

Sự tiến bộ của công nghệ bào chế  không chỉ giúp đưa được nhiều chủng vi rút cúm vào trong vắc xin như vắc xin cúm tứ giá hiện nay, mà còn giúp tạo ra loại vắc xin an toàn ít tác dụng phụ. Trong đó, vắc xin cúm tứ giá tiểu đơn vị, với thành phần chỉ gồm các kháng nguyên bề mặt của vi rút cúm giúp hạn chế các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau tại chỗ tiêm, sốt, …

PGS. TS. BS Phạm Quang Thái, phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh Truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Trên các đối tượng nguy cơ, PGS. Huyền chia sẻ vắc xin cúm vừa phòng ngừa nhiễm bệnh, vừa giảm biến chứng và tử vong. Cụ thể vắc xin cúm giúp giảm 55% nguy cơ tử vong trên bệnh nhân có bệnh mạch vành, giảm 41% nguy cơ tử vong cho bệnh nhân COPD và trên đối tượng trẻ nhỏ, vắc xin cúm làm giảm 74% nguy cơ mắc cúm đe doạ tính mạng. Trong bối cảnh văn hoá gia đình Việt Nam có nhiều thế hệ cùng chung sống, việc tiêm phòng vắc xin cúm không chỉ bảo vệ bản thân mà còn hạn chế lây nhiễm cho người thân trong gia đình, góp phần bảo vệ cộng đồng.

Vắc xin cúm tứ giá tiểu đơn vị giúp bảo vệ toàn diện trước 4 chủng và ít tác dụng phụ

PGS. Thái cho biết, do sự biển đổi phức tạp của vi rút cúm, do đó việc dự đoán chính xác chủng cúm B gây bệnh để đưa vào vắc xin cúm tam giá trước đây là rất khó khăn. Do vậy hiện nay, sự ra đời của vắc xin cúm tứ giá bao gồm 2 chủng cúm A là H1N1, H3N2 và 2 chủng cúm B là cần thiết, góp phần bảo vệ toàn diện hơn.

Cùng với sự tiến bộ của công nghệ sản xuất, vắc xin cúm tứ giá tiểu đơn vị ra đời có độ tinh khiết cao, hạn chế được các tác dụng phụ và các phản ứng sau tiêm. Trên thực tế thực hành tiêm chủng, vắc xin cúm tứ giá tiểu đơn vị được đánh giá rất cao về tính dung nạp và độ an toàn.

PGS. TS. BS. Vũ Thị Thanh Huyền, Trưởng khoa Nội tiết Cơ xương khớp – Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Tiêm phòng cúm được khuyến cáo hàng năm đặc biệt là các đối tượng nguy cơ

Theo PGS. Huyền, Tổ chức Y tế Thế giới và các Hiệp hội chuyên ngành trên thế giới như Hội Tim mạch Châu Âu, Hội Tim mạch Hoa Kỳ, Hiệp hội bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay Hen phế quản đều khuyến cáo nên tiêm phòng cúm nhắc lại hàng năm. Tại Việt Nam, cúm xảy ra quanh năm, do đó có thể tiêm phòng cúm tại bất kì thời điểm nào ngay khi có vắc xin và việc nhắc lại hằng năm là cần thiết do sự biến đổi của chủng cúm lưu hành mỗi năm. Đặc biệt các đối tượng nguy cơ, có bệnh nền nên được ưu tiên tiêm chủng hoặc tới các cơ sở y tế để được tư vấn chính xác.

PGS. Thái chia sẻ thêm tại một số bệnh viện, việc tiêm vắc xin cúm đã được đưa vào khuyến cáo cho các bệnh nhân có nguy cơ sau khi xuất viện và đã thấy được những tác động tích cực rõ rệt.

VTM1295009 (v1.0)