Các thuốc điều trị khó tiêu, đầy bụng sau ăn phổ biến hiện nay 

PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên
Chuyên gia viết bài: PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên
Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam. Tổng thư ký Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam. Giám đốc -Trung tâm Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc
  • Ngày cập nhật: 30/04/2025

No sớm, khó tiêu và đầy bụng sau ăn là những triệu chứng đặc trưng của khó tiêu chức năng (thể khó  chịu sau ăn). Các triệu chứng này làm cho bênh nhân khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng  cuộc sống.  

Thuốc giúp dạ dày co bóp tốt hơn (trợ vận động dạ dày) là lựa chọn chính trong điều trị khó tiêu  chức năng thể khó chịu sau ăn. Nếu triệu chứng không cải thiện, bác sĩ có thể kết hợp thêm thuốc giảm  tiết axit (thuốc ức chế bơm Proton là tốt nhất)

Thuốc trợ vận động dạ dày: đặc biệt hữu ích nếu bạn có cảm giác đầy bụng sau khi ăn. Một số thuốc thường được sử dụng gồm itopride và mosapride

Thuốc giảm tiết axit (ức chế bơm proton): Hiện nay, tại Việt Nam có 4 loại thuốc ức chế bơm  Proton, gồm: Esomeprazole, Pantoprasole, Rabeprazole, Lanzoprazole. Các thuốc này rất thích  hợp cho khó tiêu chức thể đau thượng vị. Với những bệnh nhân khó tiêu chức năng thể hỗn hợp (vừa đầy bụng, vừa đau thượng vị) thì phác đồ điều trị thường phối hợp: Thuốc trợ vận  động dạ dày + thuốc ức chế bơm Proton. 

Thuốc điều chỉnh thần kinh: Chúng tôi có thể cân nhắc các thuốc chống trầm cảm ba vòng chỉ sử dụng khi bệnh nhân kháng trị với các thuốc trợ vận động dạ dày + thuốc ức chế bơm Proton.  Tuy nhiên, khi sử dụng thì phải theo dõi chặt chẽ, phối hợp chuyên gia thần kinh và sử dụng  ngắn ngày.

PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên
PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên

Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) đã được xác định là một trong các tác nhân gây bệnh  khó tiêu chức năng. Do vậy, khi bệnh nhân nhiễm H. pylori thì cần phải điều trị diệt trừ H. pylori. Năm  2023, Hội khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE) đã đưa ra Đồng thuận cho chẩn đoán và điều trị H.  pylori và đã được Bộ Y tế phê duyệt 

Việc uống thuốc đúng cách rất quan trọng để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu. Vì vậy, tôi muốn hướng  dẫn bạn cách sử dụng thuốc đúng. Hy vọng có thể giúp bạn tối đa hóa tác dụng điều trị và giảm thiểu tác  dụng phụ không mong muốn. 

Thuốc trợ vận động dạ dày 

Các thuốc như itopride, mosapride giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn, tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Trong đó itopride được khuyến cáo bởi các Hiệp hội tiêu hóa, ít tương tác thuốc và ít tác dụng phụ. Thuốc thường được sử dụng trước bữa ăn để đảm bảo hoạt động khi thức ăn được tiêu hóa, từ đó cải  thiện hiệu quả các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng sau ăn.

Thuốc chống trầm cảm: 

Thuốc chống trầm cảm chẳng hạn như amitriptyline, loại thuốc này có tác dụng an thần nhẹ, giúp bạn dễ ngủ hơn. Nếu uống vào ban ngày, thuốc có thể gây buồn ngủ và ảnh hưởng đến công việc hoặc sinh  hoạt. Uống trước khi ngủ sẽ tận dụng tác dụng an thần, đồng thời giúp bạn giảm cảm giác mệt mỏi vào  ban ngày.

Thuốc giảm tiết axit (ức chế bơm proton – PPI) 

Bạn nên uống thuốc trước bữa ăn khoảng 30–60 phút. Như vậy thuốc sẽ hấp thụ vào máu và đến tế bào  trong dạ dày đúng lúc để ức chế các tế bào này tiết axit khi bạn ăn [9]. Thuốc thường được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột để bảo vệ khỏi axit dạ dày. Vì vậy, bạn cần uống nguyên viên, không nhai,  không bẻ, không nghiền. [10-12]. 

Bên cạnh đó, hãy nhớ rằng, thay đổi chế độ ăn và lối sống cũng giúp giảm triệu chứng khó tiêu chức  năng. Bạn hãy ăn uống lành mạnh, tránh các thực phẩm gây khó chịu và duy trì lối sống tích cực. Việc  kết hợp đúng thuốc và lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn. 

Còn tiếp 

Xem thêm:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Pittayanon R, Yuan Y, Bollegala NP, Khanna R, Leontiadis GI, Moayyedi P. Prokinetics for functional dyspepsia. Cochrane Database Syst Rev.  2018;10(10):CD009431. Published 2018 Oct 18. doi:10.1002/14651858.CD009431.pub3 

2. Van Den Houte K, Carbone F, Tack J. Postprandial distress syndrome: stratification and management. Expert Rev Gastroenterol Hepatol. 2019;13(1):37- 46. doi:10.1080/17474124.2019.1543586 

3. Functional Dyspepsia. Ford AC, Mahadeva S, Carbone MF, Lacy BE, Talley NJ. Lancet (London, England). 2020;396(10263):1689-1702.  doi:10.1016/S0140-6736(20)30469-4. 

4. Review Article: Treatment Options for Functional Dyspepsia. Masuy I, Van Oudenhove L, Tack J. Alimentary Pharmacology & Therapeutics.  2019;49(9):1134-1172. doi:10.1111/apt.15191. 

5. AGA Clinical Practice Update on Evaluation and Management of Belching, Abdominal Bloating, and Distention: Expert Review. Moshiree B, Drossman  D, Shaukat A. Gastroenterology. 2023;165(3):791-800.e3. doi:10.1053/j.gastro.2023.04.039. 

6. Therapeutic Options for Functional Dyspepsia. Vanheel H, Tack J. Digestive Diseases (Basel, Switzerland). 2014;32(3):230-4. doi:10.1159/000358111. 

7. Effects of Proton Pump Inhibitors on Gastric Emptying: A Systematic Review. Sanaka M, Yamamoto T, Kuyama Y. Digestive Diseases and Sciences.  2010;55(9):2431-40. doi:10.1007/s10620-009-1076-x. 

8. Postprandial Symptoms in Disorders of Gut-Brain Interaction and Their Potential as a Treatment Target. Ford AC, Staudacher HM, Talley NJ. Gut.  2024;73(7):1199-1211. doi:10.1136/gutjnl-2023-331833 

9. ACG Clinical Guideline for the Diagnosis and Management of Gastroesophageal Reflux Disease. Katz PO, Dunbar KB, Schnoll-Sussman FH, et al. The  American Journal of Gastroenterology. 2022;117(1):27-56. doi:10.14309/ajg.0000000000001538. 

10. ACVIM Consensus Statement: Support for Rational Administration of Gastrointestinal Protectants to Dogs and Cats. Marks SL, Kook PH, Papich MG,  Tolbert MK, Willard MD. Journal of Veterinary Internal Medicine. 2018;32(6):1823-1840. doi:10.1111/jvim.15337. 

11. Protonix . FDA Drug Label. Food and Drug Administration Updated date: 2015-11-23. 

12. Protonix Delayed-Release. FDA Drug Label. Food and Drug Administration 

13. Itopride in the Treatment of Functional Dyspepsia in Chinese Patients: A Prospective, Multicentre, Post-Marketing Observational Study. Sun J, Yuan YZ,  Holtmann G. Clinical Drug Investigation. 2011;31(12):865-75. doi:10.2165/11593290-000000000-00000. 

14. Influence of Itopride and Domperidone on Gastric Tone and on the Perception of Gastric Distention in Healthy Subjects. Van den Houte K, Carbone F,  Pauwels A, et al. Neurogastroenterology and Motility. 2019;31(4):e13544. doi:10.1111/nmo.13544. 

15. A Placebo-Controlled Trial of Itopride in Functional Dyspepsia. Holtmann G, Talley NJ, Liebregts T, Adam B, Parow C. The New England Journal of  Medicine. 2006;354(8):832-40. doi:10.1056/NEJMoa052639. 

16. Elavil 25 mg. FDA Drug Label. Food and Drug Administration. Updated date: 2016-04-13 

17. Amitriptyline: Comparison of Three Different Dosage Schedules in Neurotic Depression. De Maio D, Levi-Minzi A. The British Journal of Psychiatry :  The Journal of Mental Science. 1979;135:73-6. doi:10.1192/bjp.135.1.73. 

18. Guidelines on Management of Cyclic Vomiting Syndrome in Adults by the American Neurogastroenterology and Motility Society and the Cyclic  Vomiting Syndrome Association. Venkatesan T, Levinthal DJ, Tarbell SE, et al. Neurogastroenterology and Motility. 2019;31 Suppl 2:e13604.  doi:10.1111/nmo.13604. 

19. Effect of H2-Receptor Antagonists on Gastric Acid Secretion and Serum Gastrin concentration: A Review. Richardson CT. Gastroenterology. 1978;74(2  Pt 2):366-70. 

20. Postprandial Gastric, Pancreatic, and Biliary Response to Histamine H2-Receptor Antagonists Active Duodenal Ulcer. Longstreth GF, Go VL,  Malagelada JR. Gastroenterology. 1977;72(1):9-13. 

21. Influence of a Meal on the Absorption of Cimetidine. A New Histamine H2-Receptor Antagonist. Spence RW, Creak DR, Celestin LR. Digestion.  1976;14(2):127-32. doi:10.1159/000197917. 

VTM1353885 (v1.0)