Khó tiêu chức năng: Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Chứng khó tiêu chức năng là một trong những rối loạn tiêu hóa chức năng phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hơn 20% dân số. Hội chứng này ảnh hưởng và gây phiền toái cho nhiều đối tượng khác nhau như người cao tuổi, người làm văn phòng, sinh viên. Cùng a:care Việt Nam tìm hiểu thêm về nguyên nhân và giải pháp điều trị chứng khó tiêu chức năng trong bài viết dưới đây.

Khó tiêu chức năng ở các đối tượng đặc biệt?

Chứng khó tiêu chức năng là tình trạng đau, hoặc nóng rát ở vùng bụng trên, ăn nhanh no, đau bụng sau ăn mà không có bất thường về cấu trúc hay bệnh thực thể. Chứng khó tiêu chức năng được coi là một trong những rối loạn chức năng phổ biến nhất, ước tính có khoảng từ 10-20% người cần điều trị và hỗ trợ y tế vì các triệu chứng có thể là do khó tiêu chức năng. 

Sinh viên, người già và người đi làm là những đối tượng đặc biệt, có nguy cơ mắc hội chứng khó tiêu chức năng cao hơn, cụ thể: 

Khó tiêu chức năng ở sinh viên

  • Sinh viên được coi là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc chứng khó tiêu chức năng cao do luôn phải chịu căng thẳng do học hành áp lực ở mức độ cao. Một nghiên cứu về chứng khó tiêu chức năng ở đối tượng sinh viên đã chỉ ra rằng tỉ lệ sinh viên nữ mắc khó tiêu chức năng cao hơn sinh viên nam.
  • Các yếu tố có liên quan trực tiếp đến chứng khó tiêu chức năng ở sinh viên là: trầm cảm, khó ngủ và uống cà phê.

Khó tiêu chức năng ở người cao tuổi

  • Nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ mắc chứng khó tiêu chức năng cao hơn ở nữ giới và người cao tuổi. Ở châu Á, trong một nghiên cứu từ Hàn Quốc, tỷ lệ mắc chứng khó tiêu chức năng ở tuổi ≥ 60 tuổi là 11%.
  • Ở người lớn tuổi, các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp có thể giống chứng khó tiêu chức năng, do đó, ở những bệnh nhân lớn tuổi, hội chứng này có thể khó chẩn đoán hơn thông thường.
  • Ở người cao tuổi việc mắc đồng thời nhiều bệnh lý, sự lão hóa và sử dụng thuốc sẽ gây ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa. Các triệu chứng như chán ăn, khó tiêu, khó nuốt và rối loạn chức năng đại tràng phổ biến hơn ở người trẻ tuổi.

Khó tiêu chức năng ở người đi làm

  • Ở những người đi làm, căng thẳng trong công việc được coi là yếu tố nguy cơ gây ra những thay đổi tâm lý, chẳng hạn như lo lắng và trầm cảm, có liên quan đến các triệu chứng về đường tiêu hóa, bao gồm cả chứng khó tiêu chức năng.
  • Một nghiên cứu năm 2016 ở Hàn Quốc về mối quan hệ giữa căng thẳng và chứng khó tiêu chức năng ở người đi làm đã chỉ ra rằng: Ở phụ nữ, nguy cơ mắc chứng khó tiêu chức năng cao hơn, các yếu tố dẫn tới căng thẳng bao gồm: nhu cầu công việc, môi trường nghề nghiệp,…

Khó tiêu chức năng là gì?
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Nguyên gây ra đầy bụng, khó tiêu (khó tiêu chức năng)

Nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu chức năng chưa được xác định. Tuy nhiên một số yếu tố sau đây có thể liên quan. 

  • Khả năng điều tiết/làm rỗng dạ dày bị suy giảm: Thông thường, dạ dày giãn ra để chứa thức ăn nhưng chức năng này bị giảm ở một số người dẫn đến cảm giác no liên tục. Ngoài ra, các tín hiệu báo dạ dày chuyển thức ăn vào ruột non cũng bị suy giảm khiến cho thức ăn ứ đọng, tích tụ khí và vi khuẩn sinh sôi quá nhiều trong dạ dày. 
  • Dị ứng thực phẩm: Bị dị ứng thực phẩm nhưng không được nhận biết và điều trị có thể tạo ra các phản ứng viêm trong ruột. Phản ứng này gây ra các triệu chứng buồn nôn, đầy hơi và viêm.
Dị ứng thực phẩm là nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
  • Nhiễm khuẩn H.pylori: Khi nhiễm Hp người mắc có thể bị viêm dạ dày mãn tính đồng thời lớp niêm mạc dạ dày chống lại axit dạ dày cũng bị xói mòn. Một số người đã cải thiện tình trạng khó tiêu chức năng sau khi điều trị H. pylori.
  • Tăng nhạy cảm nội tạng: Hệ thống thần kinh của một số người cực kỳ nhạy cảm, khi gặp căng thẳng hoặc có nhiều cảm xúc, cơ thể sẽ phản ứng lại có thể là thắt chặt và hạn chế các cơ quan tiêu hoá. Tăng nhạy cảm nội tạng là cảm giác đau, khó chịu do sự giãn nở và co bóp thường xuyên của cơ quan tiêu hoá. 

Ngoài ra, thói quen ăn uống và sinh hoạt, căng thẳng, thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột cũng là những nguyên nhân gây ra hội chứng khó tiêu chức năng.

Các biểu hiện của khó tiêu chức năng

Các biểu hiện của chứng khó tiêu chức năng có thể biến mất một thời gian sau đó tái phát lại không rõ lý do. Để được chẩn đoán chính xác triệu chứng của hội chứng này, bạn phải có các triệu chứng trong vòng ba tháng và kéo dài ít nhất sáu tháng. Các triệu chứng chung thường thấy như:

  • Đau vùng thượng vị.
  • Đầy chướng bụng: Cảm giác áp lực khó chịu hoặc đầy bụng, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Cảm giác no nhanh sau hoặc trong khi ăn, chán ăn.
  • Ợ nóng: Đây là tình trạng đau rát ở vùng giữa dạ dày và thực quản, thường là do trào ngược axit.
  • Trào ngược axit: Axit dạ dày trào lên từ dạ dày qua thực quản, dẫn đến cảm giác nóng rát và thường có vị chua trong miệng.
  • Buồn nôn và ói mửa: Trường hợp nghiêm trọng, bạn sẽ có cảm giác no và chán ăn, dẫn đến cảm giác buồn nôn hoặc nôn thực sự.

Các triệu chứng khó tiêu ở người cao tuổi thường liên quan đến các triệu chứng và dấu hiệu đường tiêu hóa dưới, chẳng hạn như táo bón và bệnh túi thừa cao hơn so với các nhóm tuổi trẻ hơn. Tỷ lệ bị đau bụng thường xuyên tăng lên theo độ tuổi từ tuổi 65 đến tuổi 80.

Cách chữa đầy bụng, khó tiêu (khó tiêu chức năng)

Thay đổi chế độ ăn uống

Ăn các bữa ăn nhỏ và thường xuyên hơn. Để bụng đói đôi khi góp phần gây ra chứng khó tiêu chức năng. Không có gì ngoài axit trong dạ dày sẽ khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Bạn có thể ăn một bữa ăn nhẹ như bánh quy hoặc một miếng trái cây. Ngoài ra hãy cố gắng không bỏ bữa, tránh ăn quá nhiều và ăn quá nhanh.

Thay đổi lối sống

Giảm cân, tập thể dục, ngủ đủ giấc và giảm các yếu tố căng thẳng trong cuộc sống sẽ giúp cải thiện các triệu chứng khó tiêu chức năng.

Massage bụng

Massage bụng có thể làm cải thiện chuyển động giữa các cơ quan nội tạng và các mô khác trong cơ thể bạn. Nó cũng được cho là giúp giảm bớt căng thẳng và căng thẳng cơ thể. Massage bụng có thể tạm thời làm giảm sự khó chịu và các triệu chứng do vấn đề tiêu hóa.

Massage bụng cải thiện khó tiêu chức năng
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Uống nước gừng

Gừng và các thành phần của gừng có thể được coi là thuốc bổ sung thay thế cho bệnh nhân khó tiêu chức năng. Nước gừng có thể giúp giảm bớt các tình trạng như đầy hơi và khó chịu ở dạ dày.

Cách làm: Cách dễ nhất để làm là chỉ cần thêm gừng xay hoặc vài lát gừng tươi vào nước để uống. Hoặc có thể ngâm gừng trong nước nóng để giúp gừng có hương vị thơm ngon hơn.

Người bị khó tiêu chức năng nên uống nước gừng
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Hầu hết các trường hợp khó tiêu chức năng đều là tình trạng mãn tính. Khoảng 20% tình trạng khó tiêu chức năng có thể thuyên giảm vĩnh viễn. Cách tốt nhất trong điều trị đó là kiểm soát các triệu chứng và hạn chế các tác nhân gây ảnh hưởng như căng thẳng, thói quen sinh hoạt hay một số loại thực phẩm nhất định. Tuy khó tiêu chức năng là tình trạng mãn tính nhưng hội chứng này không gây ra các biến chứng nguy hiểm hoặc tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm khác.

Chứng khó tiêu chức năng là một trong những rối loạn đường tiêu hóa trên khá thường gặp, nhất là trong đời sống hiện đại nhiều căng thẳng như hiện nay. Tuy nhiên, hội chứng này lại dễ nhầm lẫn với các tình trạng bệnh lý khác. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu như a:care Việt Nam vừa chia sẻ người bệnh nên đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.

Xem thêm: Chứng khó tiêu chức năng và những điều bạn cần biết

Tài liệu tham khảo:

1.Functional Dyspepsia: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22248-functional-dyspepsia
2.Functional dyspepsia: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/functional-dyspepsia/symptoms-causes/syc-20375709

3. Functional dyspepsia in students of eigth peruvians medical schools. Influence of the habits: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28703562/
4. Functional Dyspepsia in the Elderly: https://link.springer.com/article/10.1007/s11894-019-0722-5
5. Functional Dyspepsia Causes and Treatment: https://www.healthline.com/health/functional-dyspepsia
6.What to Know About Belly Massage for Digestion: https://www.webmd.com/digestive-disorders/what-to-know-about-belly-massage-for-digestion
7.Tangerine – Uses, Side Effects, and More:
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1515/tangerine
8.The Effect of Ginger Supplementation on the Improvement of Dyspeptic Symptoms in Patients With Functional Dyspepsia: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10525921/
9.Health Benefits of Ginger and Ginger Water: https://www.webmd.com/diet/health-benefits-ginger-water

VTM1303006 (v1.0)