Giá trị của vắc xin cúm theo dòng lịch sử (Phần 1)

- Ngày cập nhật: 30/6/2025
I. Giới thiệu về bệnh cúm và tầm quan trọng của vắc xin cúm
Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh có thể khiến chúng ta gặp những triệu chứng từ nhẹ như sốt, mệt mỏi, ho, đau nhức cơ thể, cho đến những diễn tiến nặng nề hơn. Mặc dù thường tự khỏi, vẫn có những trường hợp nhiễm cúm nghiêm trọng, dẫn đến nhập viện, nhất là ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người có bệnh nền.
Chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng, tiêm vắc xin là biện pháp rất quan trọng để phòng ngừa cúm và những biến chứng nguy hiểm do cúm. Bởi vì vắc xin giúp cơ thể tạo ra kháng thể, tăng cường khả năng phòng vệ trước những chủng virus cúm đang lưu hành trong cộng đồng.

II. Lịch sử phát triển của vắc xin cúm
Từ vắc xin đơn giá đến vắc xin tứ giá
Vắc xin phòng cúm mà chúng ta sử dụng ngày nay là kết quả của quá trình nghiên cứu và cải tiến không ngừng suốt gần một thế kỷ qua. Từ khi virus cúm đầu tiên được phân lập vào năm 1933, các nhà khoa học đã nhanh chóng phát triển loại vắc xin cúm đầu tiên – khi đó là vắc xin đơn giá, chứa duy nhất virus cúm A. Đến năm 1942, sau khi phát hiện thêm virus cúm B, vắc xin nhị giá ra đời, giúp mở rộng phạm vi bảo vệ.
Từ năm 1973, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bắt đầu đưa ra các khuyến nghị hàng năm về thành phần vắc xin cúm. Năm 1978, vắc xin tam giá được giới thiệu với thành phần gồm hai chủng cúm A và một chủng cúm B. Do có sự lưu hành của hai dòng virus cúm B khác nhau, WHO đã khuyến nghị bổ sung thêm một chủng B thứ hai để tạo ra vắc xin tứ giá.
Vắc xin tứ giá hiện nay bao gồm hai chủng cúm A (A/H1N1 và A/H3N2) và hai chủng cúm B (B/Victoria và B/Yamagata), giúp tăng cường hiệu quả bảo vệ người dân trước các chủng virus cúm đang lưu hành trong cộng đồng.

Từ vắc xin sống giảm độc lực đến vắc xin bất hoạt.
Từ những năm 1930, vắc xin sống giảm độc lực bắt đầu được phát triển [5]. Đây là loại vắc xin mà virus được làm yếu đi để không gây bệnh, nhưng vẫn giúp cơ thể tạo miễn dịch. Vào mùa 2016-2017, và 2017-2018 vắc xin sống giảm độc lực dạng xịt mũi đã bị tạm ngưng khuyến cáo do không đảm bảo hiệu quả trong mùa 2013-2014, và 2015-2016 [14]. Hiện nay vắc xin đã được khuyến cáo trở lại. Vắc xin sống giảm độc lực có khả năng tạo hàng rào bảo vệ tốt do virus vẫn còn sống, tuy nhiên lại không phù hợp với những ai có hệ miễn dịch suy yếu. Vắc xin cũng không được phê duyệt cho trẻ dưới 2 tuổi và người hen suyễn do lo ngại về an toàn.
Vắc xin cúm bất hoạt được phát triển sau vắc xin sống giảm độc lực, phù hợp với nhiều đối tượng hơn, bao gồm cả những trường hợp có hệ miễn dịch suy giảm như bệnh nhân ghép tạng hay những người đang hóa trị… [7], [8]. Trong vắc xin bất hoạt, virus cúm đã chết, đảm bảo không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn giữ các thành phần cần thiết để kích thích hệ miễn dịch. Hiện nay, vắc xin cúm bất hoạt được sử dụng phổ biến và được khuyến cáo cho nhiều nhóm dân số, bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em từ 6 tháng tuổi, người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, COPD…[9-12]. Tại Việt Nam, vắc xin bất hoạt gồm 2 loại là loại tiểu đơn vị và loại phân mảnh. Loại tứ giá tiểu đơn vị có hồ sơ an toàn tốt với tỷ lệ phản ứng phụ liên quan đến vắc xin rất thấp, dưới 1%..
Xem thêm
- Vì sao chủ động phòng ngừa cúm lại cực kỳ quan trọng khi COVID-19 quay trở lại (Phần 1)
- Diễn tiến bệnh cúm trong mùa đông xuân 2025-2026
- Cúm ở Việt Nam có còn là căn bệnh theo mùa?
Tài liệu tham khảo:
1. Prevention and Control of Seasonal Influenza With Vaccines: Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices – United States, 2022-23 Influenza Season. Grohskopf LA, Blanton LH, Ferdinands JM, et al. MMWR. Recommendations and Reports : Morbidity and Mortality Weekly Report. Recommendations and Reports. 2022;71(1):1-28. doi:10.15585/mmwr.rr7101a1.
2. Influenza and Influenza Vaccine: A Review. Nypaver C, Dehlinger C, Carter C. Journal of Midwifery & Women’s Health. 2021;66(1):45-53. doi:10.1111/jmwh.13203.
3. Influenza. Christine Szablewski, Michael Daugherty, Eduardo Azziz-Baumgartner
4. Influenza. Uyeki TM. Annals of Internal Medicine. 2021;174(11):ITC161-ITC176. doi:10.7326/AITC202111160.
5. The Evolving History of Influenza Viruses and Influenza Vaccines. Hannoun C. Expert Review of Vaccines. 2013;12(9):1085-94. doi:10.1586/14760584.2013.824709.
6. Prevention and Control of Seasonal Influenza With Vaccines: Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices – United States, 2022-23 Influenza Season. Grohskopf LA, Blanton LH, Ferdinands JM, et al. MMWR. Recommendations and Reports : Morbidity and Mortality Weekly Report. Recommendations and Reports. 2022;71(1):1-28. doi:10.15585/mmwr.rr7101a1.
7. Lara Danziger-Isakov, Deepali Kumar, AST ID Community of Practice. Vaccination of solid organ transplant candidates and recipients: Guidelines from the American society of transplantation infectious diseases community of practice. Clin Transplant. 2019 Sep;33(9):e13563.
8. Freifeld AG, Bow EJ, Sepkowitz KA, Boeckh MJ, Ito JI, Mullen CA, Raad II, Rolston KV, Young JA, Wingard JR; Infectious Diseases Society of America. Clinical practice guideline for the use of antimicrobial agents in neutropenic patients with cancer: 2010 update by the infectious diseases society of america. Clin Infect Dis. 2011 Feb 15;52(4):e56-93. doi: 10.1093/cid/cir073.
9. Inactivated or Damaged? Comparing the Effect of Inactivation Methods on Influenza Virions to Optimize Vaccine Production. Herrera-Rodriguez J, Signorazzi A, Holtrop M, de Vries-Idema J, Huckriede A. Vaccine. 2019;37(12):1630-1637. doi:10.1016/j.vaccine.2019.01.086.
10. Influenza Vaccination Strategies: Comparing Inactivated and Live Attenuated Influenza Vaccines. Sridhar S, Brokstad KA, Cox RJ. Vaccines. 2015;3(2):373-89. doi:10.3390/vaccines3020373.
11. Influenza in Pregnancy: Prevention and Treatment: ACOG Committee Statement No. 7. Obstet Gynecol. 2024 Feb 1;143(2):e24-e30.
12. Kopsaftis Z, Wood-Baker R, Poole P. Influenza vaccine for chronic obstructive pulmonary disease (COPD). Cochrane Database Syst Rev. 2018 Jun 26;6(6):CD002733. doi: 10.1002/14651858.CD002733.pub3.
13. Cox A, Baker SF, Nogales A, Martínez-Sobrido L, Dewhurst S. Development of a mouse-adapted live attenuated influenza virus that permits in vivo analysis of enhancements to the safety of live attenuated influenza virus vaccine. J Virol. 2015 Mar;89(6):3421-6. doi: 10.1128/JVI.02636-14. Epub 2014 Dec 31. PMID: 25552727; PMCID: PMC4337518.
14. Gill MA, Schlaudecker EP. Perspectives from the Society for Pediatric Research: Decreased Effectiveness of the Live Attenuated Influenza Vaccine. Pediatr Res. 2018 Jan;83(1-1):31-40. doi: 10.1038/pr.2017.239. Epub 2017 Nov 8. PMID: 28945700.
15. van de Witte S, Nauta J, Montomoli E, Weckx J. A Phase III randomised trial of the immunogenicity and safety of quadrivalent versus trivalent inactivated subunit influenza vaccine in adult and elderly subjects, assessing both anti-haemagglutinin and virus neutralisation antibody responses. Vaccine. 2018 Sep 25;36(40):6030-6038. doi: 10.1016/j.vaccine.2018.04.043
16. S.V. van de Witte, J. Nauta, K.M. Giezeman-Smits, J.M. de Voogd, Trivalent inactivated subunit influenza vaccine Influvac®: 30-year experience of safety and immunogenicity, Trials in Vaccinology, Volume 1, 2012, Pages 42-48, ISSN 1879. Doi:org/10.1016/j.trivac.2012.10.001.
17. Moeller-Arendt M, van de Witte S, Nauta J, de Voogd H, Rogoll J, Nisslein T. Enhanced passive safety surveillance of Influvac® and Influvac® Tetra: Results from seven consecutive seasons. Vaccine. 2023 Jan 9;41(2):606-613. doi: 10.1016/j.vaccine.2022.12.001. Epub 2022 Dec 12. PMID: 36517322.
18. Colombo L, Hadigal S, Nauta J, Kondratenko A, Rogoll J, Van de Witte S. Influvac Tetra: clinical experience on safety, efficacy, and immunogenicity. Expert Rev Vaccines. 2024 Jan-Dec;23(1):88-101. doi: 10.1080/14760584.2023.2293241. Epub 2023 Dec 15. PMID: 38088157.