Thuốc trợ vận động dạ dày là gì, điều trị khó tiêu như thế nào?

PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên
Chuyên gia viết bài: PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên
Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam. Tổng thư ký Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam. Giám đốc -Trung tâm Nội soi tiêu hóa Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc
  • Ngày cập nhật: 30/04/2025

Vận động dạ dày là quá trình mà dạ dày di chuyển và xử lý thức ăn. Dạ dày có ba chức năng chính: lưu  trữ, trộn và đẩy thức ăn vào ruột non. Quá trình vận động dạ dày được điều khiển bởi các tín hiệu thần  kinh và hormone. Các tín hiệu này giúp điều chỉnh tốc độ và cường độ co bóp của dạ dày, đảm bảo rằng  thức ăn được tiêu hóa một cách hiệu quả và an toàn.

Khó tiêu chức năng có thể liên quan đến nhiều vấn đề về vận động dạ dày, bao gồm: 

• Chậm tiêu hóa: Thức ăn di chuyển chậm qua dạ dày, gây ra cảm giác đầy bụng và buồn nôn. Theo Hiệp  hội tiêu hóa Hoa Kỳ, khoảng 30% bệnh nhân khó tiêu chức năng có tình trạng chậm tiêu hóa nhẹ.

• Rối loạn co giãn dạ dày: một số phần dạ dày không co giãn phù hợp sau khi ăn dẫn đến cảm giác khó  chịu sau khi ăn.

• Quá mẫn cảm dạ dày: Dạ dày phản ứng quá mức với sự căng giãn hoặc thức ăn, gây ra cảm giác đau  và khó chịu.

Vận động dạ dày là gì? Khó tiêu liên quan đến rối loạn vận động dạ dày như thế nào?

Thuốc trợ vận động dạ dày là các loại thuốc giúp tăng cường hoạt động của dạ dày bằng cách tăng tần  suất hoặc cường độ co thắt. Thuốc thường được sử dụng để điều trị khó tiêu chức năng, đặc biệt là hội  chứng khó chịu sau ăn, với các triệu chứng như đầy bụng, cảm giác no sớm. 

Những thuốc trợ vận động dạ dày bao gồm itopride, mosapride cho thấy hiệu quả trong điều trị khó tiêu  chức năng. Trong đó, itopride có tỷ lệ đáp ứng điều trị từ 57% đến 75%, giúp giải quyết tình  trạng chậm làm rỗng dạ dày, hỗ trợ nhu động ruột và giảm các triệu chứng khó tiêu.

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trợ vận động dạ dày

Các loại thuốc trợ vận động dạ dày phổ biến: 

Itopride: ít tác dụng phụ, ít tương tác với các thuốc khác khi sử dụng đồng thời. Tác dụng phụ có thể gặp  bao gồm rối loạn tiêu hóa nhẹ như tiêu chảy và đau bụng.

PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên
PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên

Mosapride: tỷ lệ tác dụng phụ thấp, hiệu quả trong điều trị khó tiêu chức năng có thể thay đổi. Các tác  dụng phụ thường nhẹ và bao gồm tiêu chảy, khô miệng, mệt mỏi và đau đầu…

Liều lượng và cách dùng: 

Itopride: 50 mg uống ba lần mỗi ngày trước bữa ăn.

Mosapride: 5 mg uống ba lần mỗi ngày trước bữa ăn.

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo: 

1. Relationship of Motor Mechanisms to Gastroparesis Symptoms: Toward Individualized Treatment. Camilleri M. American Journal of Physiology.  Gastrointestinal and Liver Physiology. 2021;320(4):G558-G563. doi:10.1152/ajpgi.00006.2021. 

2. A Stomach Road or “Magenstrasse” for Gastric Emptying. Pal A, Brasseur JG, Abrahamsson B. Journal of Biomechanics. 2007;40(6):1202-10.  doi:10.1016/j.jbiomech.2006.06.006. 

3. ACG and CAG Clinical Guideline: Management of Dyspepsia. Moayyedi P, Lacy BE, Andrews CN, et al. The American Journal of Gastroenterology.  2017;112(7):988-1013. doi:10.1038/ajg.2017.154. 

4. Functional Dyspepsia. Ford AC, Mahadeva S, Carbone MF, Lacy BE, Talley NJ. Lancet (London, England). 2020;396(10263):1689-1702.  doi:10.1016/S0140-6736(20)30469-4. 

5. Fasting and Postprandial Gastric Sensorimotor Activity in Functional Dyspepsia: Postprandial Distress vs. Epigastric Pain Syndrome. Di Stefano M,  Miceli E, Tana P, et al. The American Journal of Gastroenterology. 2014;109(10):1631-9. doi:10.1038/ajg.2014.231. 

6. A Placebo-Controlled Trial of Itopride in Functional Dyspepsia. Holtmann G, Talley NJ, Liebregts T, Adam B, Parow C. The New England Journal of  Medicine. 2006;354(8):832-40. doi:10.1056/NEJMoa052639. 

7. Review Article: Current Treatment Options and Management of Functional Dyspepsia. Lacy BE, Talley NJ, Locke GR, et al. Alimentary Pharmacology &  Therapeutics. 2012;36(1):3-15. doi:10.1111/j.1365-2036.2012.05128.x. 

8. Review Article: Treatment Options for Functional Dyspepsia. Masuy I, Van Oudenhove L, Tack J. Alimentary Pharmacology & Therapeutics.  2019;49(9):1134-1172. doi:10.1111/apt.15191. 

VTM1353885 (v1.0)

9. Prokinetics for the Treatment of Functional Dyspepsia: Bayesian Network Meta-Analysis. Yang YJ, Bang CS, Baik GH, et al. BMC Gastroenterology.  2017;17(1):83. doi:10.1186/s12876-017-0639-0. 

10. Itopride in the Treatment of Functional Dyspepsia in Chinese Patients: A Prospective, Multicentre, Post-Marketing Observational Study. Sun J, Yuan YZ,  Holtmann G. Clinical Drug Investigation. 2011;31(12):865-75. doi:10.2165/11593290-000000000-00000. 

11. Itopride Therapy for Functional Dyspepsia: A Meta-Analysis. Huang X, Lv B, Zhang S, Fan YH, Meng LN. World Journal of Gastroenterology.  2012;18(48):7371-7. doi:10.3748/wjg.v18.i48.7371. 

12. Mosapride in Gastrointestinal Disorders. Curran MP, Robinson DM. Drugs. 2008;68(7):981-91. doi:10.2165/00003495-200868070-00007. 

13. Large-Scale Randomized Clinical Study on Functional Dyspepsia Treatment With Mosapride or Teprenone: Japan Mosapride Mega-Study (JMMS).  Hongo M, Harasawa S, Mine T, et al. Journal of Gastroenterology and Hepatology. 2012;27(1):62-8. doi:10.1111/j.1440-1746.2011.06949.x. 

14. Risk of Domperidone Induced Severe Ventricular Arrhythmia. Song BG, Lee YC, Min YW, et al. Scientific Reports. 2020;10(1):12158.  doi:10.1038/s41598-020-69053-4. 

15. REGLAN. FDA Drug Label. Food and Drug Administration 

16. Reglan. FDA Drug Label. Food and Drug Administration 17. A Double-Blind Randomized, Multicenter, Placebo-Controlled Study of Itopride in Functional Dyspepsia Postprandial Distress Syndrome. Carbone F,  Vandenberghe A, Holvoet L, et al. Neurogastroenterology and Motility. 2022;34(8):e14337. doi:10.1111/nmo.14337.

VTM1353885 (v1.0)