Gút: gánh nặng bệnh tật gia tăng

– Bệnh ngày càng thường gặp, tăng theo tuổi

– Các yếu tố nguy cơ: di truyền/cơ địa, lối sống, bệnh lý thận, thuốc,…

– Thường có nhiều bệnh phối hợp

– Tình trạng tăng axit uric (AU) có thể làm tăng nguy cơ các bệnh mạn tính khác (tăng huyết áp, bệnh thận mạn…)

– Là bệnh chữa được song đa số chưa được điều trị đầy đủ, đúng cách, dẫn tới nhiều biến chứng 

Định nghĩa:

Gút là một dạng viêm khớp gây ra cơn cấp tái diễn hay cơn cấp mãn tính do sự tích tụ của muối monosodium urate hay axit uric tại khớp hay quanh khớp. Xảy ra khi nồng độ urat trong dịch thể vượt quá giới hạn nồng độ hòa tan của chất này. Axit uric lắng đọng (sạn urat) tạo tophi.

Nguyên nhân

Do rối loạn chuyển hóa axit uric

Tăng axit uric có thể do:

  • Tăng sản xuất axit uric
  • Giảm đào thải axit uric
  • Một số thực phẩm chứa thành phần giàu purine như: hải sản, thịt đỏ, rượu bia… hay các thuốc có thể gây tăng axit uric máu như: thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporin, levodopa…

Tăng axit uric máu đơn thuần.

Yếu tố nguy cơ

–  Yếu tố gia đình

–  Uống nhiều rượu, bia

–  Sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporin, levodopa …

–  Yếu tố thúc đẩy cơn gút: Dùng nhiều thức ăn giàu purine như hải sản, thịt đỏ… đặc biệt khi dùng thức uống có cồn.

–  Chấn thương

–  Phẫu thuật

–  Stress

–  Các bệnh lý khác: nhồi máu cơ tim, chấn thương…

Biểu hiện lâm sàng của bệnh gút:

90% gặp ở nam giới

Tần suất mắc cao nhất ở tuổi 40-50

Cơn khởi phát thường xảy ra trên 1 khớp.

Đặc hiệu: tại khớp bàn ngón chân (90%)

Vị trí khác: mắt cá, mu bàn chân, gối, khớp tay, khuỷa tay…

Cơn gút thường hết trong 1-2 ngày

Tăng axit uric và hậu quả

Lắng đọng axit uric thầm lặng ở các mô

Bệnh gút

Các biểu hiện ở thận (sỏi thận, tồn thương thận….)

Các biến cố tim mạch và bệnh lý khác

Các giai đoạn của bệnh gút

Tăng axit uric máu không triệu chứng

Các cơn gút cấp

Giai đoạn giữa các cơn cấp

 Viêm đa khớp mạn tính tôphi

Các giai đoạn của bệnh gút

Đặc điểm các cơn gút cấp:

  • Xuất hiện đột ngột, đạt mức viêm tối đa trong thời gian ngắn (<24h)
  • Cường độ thường dữ dội
  •  Khớp ở chân nhiều hơn ở tay (khoảng 50% bàn ngón chân cái)
  • Thường thoái lui nhanh và hoàn toàn khoảng 1 tuần (<2 tuần)

Triệu chứng và biểu hiện của cơn gút cấp

  • Đau:

– Thường gặp ở các khớp chi dưới, có dấu hiệu cảnh báo trước và thường xảy ra vào ban đêm

– Thường kèm theo sốt và ớn lạnh

– Đau tăng nhanh

Các triệu chứng khác:

– Viêm cấp tại khớp: đau khớp, sưng tấy, đỏ, nóng

Điều trị

1.  Điều trị không dùng thuốc:

  • Tránh: thịt đỏ, thức uống có fructose, rượu bia đặc biệt nếu bệnh nhân có cơn gút cấp
  • Hạn chế: hải sản, nước ép trái cây có đường
  • Khuyến khích: sản phẩm ăn kiêng và rau củ

2.  Điều trị đợt cấp:

  • Điều trị đơn trị liệu: thuốc chống viêm không steroid – NSAID hoặc colchicine  hoặc corticoid
  • Điều trị phối hợp:

NSAID + colchicine

Colchicine + corticoid

NSAID + corticoid tiêm nội khớp

Khuyến cáo bệnh nhân nên đến trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị thích hợp

Tài liệu tham khảo:

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp – Bộ Y Tế

VTM2173405