Bệnh Cúm Ở Người Bệnh Tim Mạch Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Thời tiết thay đổi chuyển mùa lạnh là khoảng thời gian bệnh cúm dễ lây nhiễm và có thể trở thành dịch bệnh. Đặc biệt, người gặp các vấn đề tim mạch càng không được chủ quan trước căn bệnh này. Hãy cùng a:care Việt Nam tìm hiểu chi tiết về mức độ nguy hiểm của bệnh cúm ở người bệnh tim mạch

Tổng quan chung về bệnh cúm ở người bệnh tim mạch

Để hiểu rõ hơn về bệnh cúm ở người bệnh tim mạch, trước tiên bạn cần hiểu cúm là căn bệnh gì? 

Cúm là một bệnh lý nhiễm trùng ở các bộ phận mũi, họng và có thể đến phổi, do vi rút cúm gây ra. Cúm rất dễ lây lan, tuy nhiên chúng ta có thể chủ động phòng ngừa và điều trị. Với những người khỏe mạnh, hệ miễn dịch của cơ thể có thể tự kích hoạt, tiêu diệt những vi rút cúm mà không cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, với những người bị bệnh tim mạch, đặc biệt là người lớn tuổi, khi mắc cúm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Những nghiên cứu trong quá khứ cho rằng rất khó để phân tích những tác động của vi rút cúm lên tim đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Một phần vì nhiều bệnh nhân đã có sẵn nguy cơ mắc các biến cố về tim mạch và một phần vì những biến cố tim mạch thường xảy ra sau vài tuần kể từ khi bệnh nhân bắt đầu mắc cúm.

Tuy nhiên,

Trong mùa cúm 2018-2019 tại Hoa Kỳ, bệnh lý tim mạch là một trong những bệnh lý nền mạn tính thường gặp nhất ở người trưởng thành nhập viện vì cúm. Tỷ lệ người bệnh tim mắc cúm gần 47,2% số bệnh nhân trưởng thành nằm viện vì cúm có bệnh lý tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy cúm có mối liên quan đến tăng nguy cơ mắc các vấn đề như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong do tim mạch trong thời điểm diễn ra dịch cúm tăng đột biến. Bệnh nhân có nguy cơ bị đau tim một tuần sau khi nhiễm cúm cao gấp 6 lần so với các thời điểm khác trong năm.  

Một nghiên cứu khác cho thấy 12,5% người nhập viện do cúm đã gặp phải biến cố tim mạch, trong đó 31% cần được chăm sóc đặc biệt và 7% tử vong.

Có thể nói, bệnh cúm ở người bệnh tim mạch có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh cúm ở người bệnh tim mạch có thể để lại nhiều biến chứng cho sức khoẻ bệnh nhân
Bệnh cúm ở người bệnh tim mạch có thể để lại những biến chứng nguy hiểm

Cúm ảnh hưởng đến những người bệnh tim mạch như thế nào?

Khi nhiễm vi rút cúm, hệ miễn dịch tạo ra nhiều chất trung gian gây viêm để thu hút các bạch cầu đến vị trí nhiễm trùng và kiểm soát vi rút. Những chất trung gian gây viêm do cúm gây ra có thể là tác nhân gây vỡ mảng bám, hình thành cục máu đông, làm trầm trọng thêm tình trạng xơ vữa động mạch và sau đó có thể gây nhồi máu cơ tim cấp tính.

Những dấu hiệu người nhiễm cúm cần nhập viện

Khi xuất hiện các triệu chứng sau đây, người bệnh mắc cúm cần được nhập viện và theo dõi y tế kịp thời. 

  • Sốt cao trên 40oC
  • Đau tức ngực 
  • Co giật 
  • Thở nhanh hoặc khó thở
  • Sốt hoặc ho thuyên giảm nhưng sau đó tái phát hoặc trở nên nặng hơn
  • Môi và mặt trở lên tím tái, nhợt nhạt
  • Bệnh nhân không tỉnh táo và không tương tác. 

Bệnh cúm tiềm ẩn nguy cơ gây ra các biến cố về tim mạch cao, do đó các đối tượng bị bệnh tim mạch cần được theo dõi và chăm sóc sát sao. Người bệnh tim mạch bị nhiễm cúm cần nhập viện ngay khi xuất hiện triệu chứng sau đây:

  • Các triệu chứng nhiễm cúm không cải thiện hoặc ngày càng trầm trọng hơn sau 3-4 ngày bị bệnh.
  • Bạn cảm thấy dễ chịu hơn một chút sau đó thì ngày càng tồi tệ hơn: đau bụng, nôn mửa,  sốt cao, ớn lạnh, đau ngực hoặc ho với chất nhầy đặc màu vàng xanh.
Sốt cao là một trong những triệu chứng cho thấy người bệnh tim mạch cần nhập viện sớm khi bị cúm
Bệnh nhân cúm mắc bệnh tim mạch biểu hiện sốt cao cần được theo dõi ý tế kịp thời

Phòng ngừa bệnh cúm đối với những người mắc bệnh tim

Theo một nghiên cứu, khoảng một nửa số người trưởng thành nhập viện do cúm đều mắc bệnh tim. Tuy nhiên, nếu thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đề phòng đúng cách, bạn có thể tránh được nguy cơ mắc cúm mùa và các biến chứng. 

Tiêm phòng cúm

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm ở người bệnh tim mạch chính là tiêm vắc xin phòng ngừa cúm. Nghiên cứu đã chỉ ra, tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm giúp ngăn ngừa khả năng mắc bệnh cúm khoảng 40-60%. Vắc xin cúm sẽ được cập nhật các chủng vi rút dự kiến lưu hành trong mỗi mùa cúm, nhằm đảm bảo hiệu quả bảo vệ tốt cho người được tiêm. Vì vậy tiêm vắc xin nhắc lại mỗi năm là điều cần thiết giúp cho hệ miễn dịch chống lại vi rút cúm hiệu quả.

Tránh tiếp xúc với người bệnh và giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt

Khi mắc bệnh tim, bất kỳ loại vi rút đường hô hấp nào cũng có thể gây ra các biến chứng. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc gần, lưu ý giữ khoảng cách với người khác để tránh những giọt bắn lây lan qua ho hoặc hắt hơi. Rửa tay sạch bằng nước rửa tay sát khuẩn, sát trùng để tránh bị lây nhiễm sau khi tiếp xúc với những người xung quanh.

Chủ động quản lý bệnh tim mạch của bản thân

Những người có trái tim khỏe mạnh khi mắc cúm có thể khỏi bệnh mà không gặp các biến chứng nghiêm trọng. Hãy trao đổi với bác sĩ về kế hoạch chăm sóc sức khỏe tim mạch, quản lý bệnh tim cũng như giữ cho trái tim khỏe mạnh. Thực hiện thay đổi lối sống lành mạnh theo khuyến nghị của bác sĩ, hoặc nghiêm túc tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Lợi ích của vắc xin cúm đối với bệnh tim

Vắc xin cúm có nhiều lợi ích đối với những người mắc bệnh tim như: 

  • Giảm 37% nguy cơ nhập viện do cúm
  • Giảm 50% nguy cơ ngừng tim ngoài bệnh viện trong 12 tháng sau khi tiêm chủng
  • Hạn chế nguy cơ cơn đau tim tương đương với việc dùng thuốc huyết áp hoặc ngừng hút thuốc. 
  • Giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch như đột quỵ, đau tim và tử vong liên quan đến tim mạch.
Tiêm vắc xin cúm giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng ở người bệnh tim
Tiêm vắc xin cúm giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng ở người bệnh tim

Trên đây là các thông tin về bệnh cúm ở người bệnh tim mạcha:care Việt Nam mong muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh cúm với người mắc bệnh tim mạch, cũng như cách phòng ngừa bệnh. Chúc bạn có một hệ thống miễn dịch tốt cùng một trái tim khỏe mạnh để phòng ngừa các vi rút gây bệnh!

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo:

1.Mayoclinic.org. Flu shots: Especially important if you have heart disease. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/in-depth/flu-shots/art-20044238
2.Houston Methodist. Flu and Heart Disease: The Surprising Connection That Should Convince You to Schedule Your Shot. https://www.houstonmethodist.org/blog/articles/2021/oct/flu-and-heart-disease-the-surprising-connection-that-should-convince-you-to-schedule-your-shot/
3.Health Concepts Ltd. A Flu Shot Reminder for Heart Patients. . https://healthconceptsltd.com/2021/12/01/a-flu-shot-reminder-for-heart-patients/
4.British Heart Foundation. Flu and your heart condition. https://www.bhf.org.uk/informationsupport/support/practical-support/flu-and-your-heart-condition
5.Web MD. Heart Disease and the Flu. https://www.webmd.com/cold-and-flu/heart-disease-and-flu
6.UCLA Health. The connection between heart disease and flu. https://www.uclahealth.org/news/the-connection-between-heart-disease-and-flu.
7.Kwong JC, Schwartz KL, Campitelli MA, et al. Acute Myocardial Infarction after Laboratory-Confirmed Influenza Infection. N Engl J Med. 2018;378(4):345-353. doi:10.1056/NEJMoa1702090
8.Gopal R, Marinelli MA, Alcorn JF. Immune Mechanisms in Cardiovascular Diseases Associated With Viral Infection. Front Immunol 2020:11-570681 Published 2020 Oct 22. doi:10.3389/fimmu 2020 570681
9.Skaarup KG, Modin D, Nielsen L, Jensen JUS, Biering-Sorensen T. Influenza and cardiovascular disease pathophysiology: strings attached Eur Heart J Suppl. 2023:25(Suppl A) AS-A11. Published 20231 doi:10.1093/eurheartisupp suac117 Feb 14.

VTM1292569 (v1.0)