Tiêu chảy cấp ở trẻ em: ưu nhược điểm của các nhóm thuốc hỗ trợ và cách chăm sóc sau điều trị

ThS.BSNT. Lê Thị Lan Anh
Chuyên gia viết bài: ThS.BSNT. Lê Thị Lan Anh
Phó Khoa Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
  • Ngày cập nhật: 23/7/2025

Tiêu chảy cấp là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nước từ 3 lần trở lên trong 24 giờ, kéo dài dưới 14 ngày. Đây là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 2 tuổi. Khi trẻ mắc tiêu chảy các bố mẹ thường hay tự mua thuốc cho bé uống Oresol vì tiêu chảy có thể tự khỏi nếu nhẹ tuy nhiên các bố mẹ cần chú ý việc dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đảm bảo an toàn,  tuyệt đối không tự ý dùng thuốc đặc biệt thuốc cầm tiêu chảy và kháng sinh. Hiện tại thì Hội Nhi khoa Việt Nam cũng như các hội Nhi khoa trên thế giới có 3 nhóm thuốc hỗ trợ khuyến cáo có thể dùng cho những bé bị tiêu chảy cấp, là thuốc kháng tiết với hoạt chất là racecadotril, men vi sinh hay probiotic, nhóm thuốc hấp phụ như là diosmectite.

Thuốc kháng tiết nước, điện giải giúp giảm nhanh triệu chứng tiêu chảy, làm giảm số lần đi ngoài, nhờ đó trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và có thể ăn ngủ, vui chơi bình thường sớm hơn [2], [5]. Thuốc không làm chậm nhu động ruột, nên không gây táo bón hay phát triển quá mức các vi khuẩn trong ruột non – điều cần cân nhắc khi điều trị cho trẻ nhỏ [4]. Ngoài ra, thuốc kháng tiết hoạt chất là racecadotril thường được dùng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, vì có độ an toàn cao, ít tác dụng phụ. [4]

ThS.BSNT. Lê Thị Lan Anh
ThS.BSNT. Lê Thị Lan Anh

Nhóm được dùng khác là nhóm thuốc hấp phụ – loại thuốc giúp “hút” bớt độc tố, vi khuẩn hay lượng nước dư trong ruột, từ đó làm phân đặc lại và giảm các triệu chứng tiêu chảy.

Thuốc hấp phụ như diosmectite có thể giúp rút ngắn thời gian tiêu chảy, đặc biệt trong những trường hợp tiêu chảy nhẹ đến vừa ở trẻ em [6-8]. Thuốc thường ở dạng bột pha hỗn dịch uống. [7,8]. Tuy vậy, không phải độ tuổi nào cũng có thể dùng thuốc hấp phụ. Chẳng hạn như diosmectite, được khuyến cáo dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên [1]. 

Một phương pháp cũng thường được nhắc đến là men vi sinh – tức các vi khuẩn có lợi được bổ sung qua đường uống nhằm cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Việc dùng men vi sinh đúng loại và đúng liều có thể giúp rút ngắn thời gian tiêu chảy ở trẻ em [9,10]. Ngoài ra, men vi sinh cũng có vai trò trong phòng ngừa tiêu chảy do kháng sinh [11], đồng thời cải thiện hình dạng phân và giảm số lần đi ngoài [13]. 

Cũng cần lưu ý là không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng men vi sinh. Trẻ sơ sinh non tháng hoặc trẻ có hệ miễn dịch suy giảm nên thận trọng vì có nguy cơ nhiễm trùng hiếm gặp [11], [20]. Hơn nữa, hiệu quả của men vi sinh còn phụ thuộc vào chủng vi khuẩn, và tình trạng sức khỏe của từng trẻ [9], [11].

Điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ không chỉ dừng lại ở việc dùng thuốc, mà còn là theo dõi và chăm sóc đúng cách sau khi dùng thuốc. Chúng tôi luôn khuyên phụ huynh đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu mất nước ở trẻ như khát nước nhiều, môi khô, mắt trũng, khóc không ra nước mắt, tiểu ít hoặc không tiểu trong 6 giờ, trẻ lừ đừ, khó đánh thức. Đây là những dấu hiệu cảnh báo mất nước nặng và cần đưa trẻ đi khám ngay. [14-17] Ngoài ra, việc bù nước và điện giải đúng cách cũng rất quan trọng. Cha mẹ có thể bù nước cho bé theo bảng dưới đây.

Độ tuổiLượng ORS cho uống sau mỗi lần đi ngoàiLượng ORS cần cung cấp để dùng tại nhà
Trẻ < 2 tuổi50-100 ml500 ml/ngày
Trẻ 2 – 10 tuổi200-200 ml1000 ml/ngày
Trẻ > 10 tuổiUống cho đến khi hết khát2000 ml/ngày

Sau khi bé được bù nước đầy đủ, cha mẹ nên cho bé ăn uống trở lại bình thường càng sớm càng tốt. Nếu bé còn bú mẹ thì tiếp tục bú mẹ, nếu đang dùng sữa công thức thì vẫn dùng sữa như cũ, không cần pha loãng. Không nên kiêng ăn quá mức hay chỉ cho bé ăn cháo loãng, nước cơm vì điều này có thể khiến bé chậm hồi phục hơn. [15,18]

2.6. Kháng sinh: Chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ, ví dụ như trẻ bị tiêu chảy ra máu, sốt cao, hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn nặng.[9]

Cách chăm sóc trẻ sau khi sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp
Cách chăm sóc trẻ sau khi sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp

Chúng tôi cũng khuyến khích phụ huynh ghi nhận lại số lần bé đi ngoài, nôn ói, lượng nước uống vào và lượng nước tiểu ra mỗi ngày. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày, trẻ nôn liên tục hoặc có máu trong phân, đó là dấu hiệu cần đưa trẻ tái khám. [15,16]

Tài liệu tham khảo:

  1. ACG Clinical Guideline: Diagnosis, Treatment, and Prevention of Acute Diarrheal Infections in Adults. Riddle MS, DuPont HL, Connor BA. The American Journal of Gastroenterology. 2016;111(5):602-22. doi:10.1038/ajg.2016.126.
  2. Antisecretory Drugs for Diarrheal Disease. Farthing MJ. Digestive Diseases (Basel, Switzerland). 2006;24(1-2):47-58. doi:10.1159/000090308.
  3. Acute Infectious Diarrhoea in Children: New Insights in Antisecretory Treatment With Racecadotril. Tormo R, Polanco I, Salazar-Lindo E, Goulet O. Acta Paediatrica (Oslo, Norway : 1992). 2008;97(8):1008-15. doi:10.1111/j.1651-2227.2008.00830.x.
  4. Role of antisecretory drug in treatment of children with acute watery … https://journals.lww.com/aamj/fulltext/2022/20040/role_of_antisecretory_drug_in_treatment_of.6.aspx
  5. Farthing MJ. Novel agents for the control of secretory diarrhoea. Expert Opin Investig Drugs. 2004 Jul;13(7):777-85. doi: 10.1517/13543784.13.7.777. PMID: 15212618.
  6. Colloidal Silicon Dioxide in Tablet Form (Carbowhite) Efficacy in Patients With Acute Diarrhea: Results of Randomized, Double-Blind, Placebo-Controlled, Multi-Center Study. Tieroshyn V, Moroz L, Prishliak O, et al. Scientific Reports. 2020;10(1):6344. doi:10.1038/s41598-020-62386-0.
  7. Smectite for Acute Infectious Diarrhoea in Children. Pérez-Gaxiola G, Cuello-García CA, Florez ID, Pérez-Pico VM. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 2018;4:CD011526. doi:10.1002/14651858.CD011526.pub2.
  8. Clinical Role of Diosmectite in the Management of Diarrhea. Guarino A, Lo Vecchio A, Pirozzi MR. Expert Opinion on Drug Metabolism & Toxicology. 2009;5(4):433-40. doi:10.1517/17425250902865594.
  9. AGA Clinical Practice Guidelines on the Role of Probiotics in the Management of Gastrointestinal Disorders. Su GL, Ko CW, Bercik P, et al. Gastroenterology. 2020;159(2):697-705. doi:10.1053/j.gastro.2020.05.059.
  10. Non-Prescription Therapeutics. Weingarden AR, Ko CW. The American Journal of Gastroenterology. 2024;119(1S):S7-S15. doi:10.14309/ajg.0000000000002578.
  11. Probiotics for the Prevention of Pediatric Antibiotic-Associated Diarrhea. Guo Q, Goldenberg JZ, Humphrey C, El Dib R, Johnston BC. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 2019;4:CD004827. doi:10.1002/14651858.CD004827.pub5.
  12. Probiotics for Treating Acute Infectious Diarrhoea. Collinson S, Deans A, Padua-Zamora A, et al. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 2020;12:CD003048. doi:10.1002/14651858.CD003048.pub4.
  13. Meta-Analysis of the Efficacy of Probiotics to Treat Diarrhea. Wang F, Zhao T, Wang W, Dai Q, Ma X. Medicine. 2022;101(38):e30880. doi:10.1097/MD.0000000000030880.
  14. Gastroenteritis in Children. Hartman S, Brown E, Loomis E, Russell HA. American Family Physician. 2019;99(3)159-165.
  15. 2017 Infectious Diseases Society of America Clinical Practice Guidelines for the Diagnosis and Management of Infectious Diarrhea. Shane AL, Mody RK, Crump JA, et al. Clinical Infectious Diseases : An Official Publication of the Infectious Diseases Society of America. 2017;65(12):e45-e80. doi:10.1093/cid/cix669.
  16. Traveling Safely with Infants & Children. Michelle Weinberg, Nicholas Weinberg, Susan Maloney CDC Yellow Book
  17. Acute Infectious Diarrhea in Children. Koletzko S, Osterrieder S. Deutsches Arzteblatt International. 2009;106(33):539-47; quiz 548. doi:10.3238/arztebl.2009.0539.
  18. Management of Acute Gastroenteritis in Children. Burkhart DM. American Family Physician. 1999;60(9):2555-63, 2565-6.
  19. Comparative Effectiveness and Safety of Interventions for Acute Diarrhea and Gastroenteritis in Children: A Systematic Review and Network Meta-Analysis. Florez ID, Veroniki AA, Al Khalifah R, et al. PloS One. 2018;13(12):e0207701. doi:10.1371/journal.pone.0207701.
  20. https://www.fda.gov/media/172606/download
VTM1362089 (v1.1)