Tư vấn những loại thuốc cảm cúm cần thiết cho mọi người (phần 2)

Cảm cúm khiến cơ thể người bệnh rất mệt mỏi, nhiều người thường tìm đến các bài thuốc trị cảm cúm từ dân gian, nhưng hiện nay cũng có không ít người lựa chọn các loại thuốc trị cảm cúm nghẹt mũi, thuốc cảm cúm của Nhật, thuốc trị cảm cúm Tây y…

1. Bài thuốc chữa cảm cúm hiệu quả từ thực phẩm

Từ xa xưa, khi bị cảm cúm người dân thường hay sử dụng các bài thuốc trị cảm cúm từ dân giannhư: tía tô, tỏi, gừng, bạc hà, húng chanh…

Theo lương y Nguyễn Đình Cự (Hội Đông y tỉnh Thái Bình), thuốc trị cảm cúm phải đạt đến độ kháng vi rút, giảm tải vi rút, giải mẫn cảm (chống dị ứng), giảm ho (chỉ khái) long đờm và nâng cao thể trạng.

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc cảm cúm nhanh, chữa cảm cúm cực hiệu quả từ thực phẩm quen thuộc như:

  • Cây bạc hà có vị cay nhẹ, mát, thơm, nếu bị cảm cúm kèm theo sốt, nhức đầu, sổ mũi thì có thể áp dụng bài thuốc với vị bạc hà.

Lương y Nguyễn Đình Cự gợi ý chuẩn bị nguyên liệu: Bạc hà khô 5g; hoa cúc vàng khô 10g; kinh giới khô 5g; Kim ngân khô 15g.

Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, sắc lên chia thành 2 lần uống trước khi ăn và thực hiện trong 3 ngày liên tiếp để thấy được hiệu quả nhất.

  •  Bên cạnh đó, tía tô cũng là một loại thuốc trị cảm cúm rất tốt khi kết hợp với hành tươi. Lương Y Nguyễn Đình Cự chia sẻ: “Khi người bệnh bị ốm, mệt cảm cúm thì người nhà thường nấu cháo, tía tô cũng được thái nhỏ rồi cho vào bát cháo nóng ăn ngay, việc ăn cháo nóng có tía tô và hành tươi sẽ giúp người bệnh toát mồ hôi, giải cảm cúm cực tốt”.
  • Ngoài những loại thực phẩm nêu trên, tỏi, kinh giới, ngải cứu, cỏ mần trầu, cam thảo đất, gừng… cũng là những loại thực phẩm chữa cảm cúm hiệu quả.

Dù thế, Lương y Nguyễn Đình Cự cũng khuyến cáo nếu người bệnh bị ốm nặng và có các triệu chứng ho sốt lâu ngày không dứt thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

các bài thuốc chữa cảm cúm hiệu quả từ thực phẩm
Các bài thuốc chữa cảm cúm hiệu quả từ thực phẩm

2. Phòng và điều trị cảm cúm khi thời tiết giao mùa

Theo BS. Lê Văn Thiệu – Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Đông Anh), để phòng cảm cúm khi thời tiết giao mùa, mỗi người cần chủ động thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ không gian sống được sạch sẽ, thoáng mát, tập thể dục, ngủ đủ giấc…

3. Phòng bệnh cảm cúm như thế nào?

  • Thường xuyên tập luyện, nâng cao sức khỏe.
  • Ăn uống lành mạnh.
  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt trẻ nhỏ.
  • Giữ môi trường sạch, thoáng.

Chia sẻ thêm kinh nghiệm chữa cảm cúm hiệu quả từ thực phẩm, chị Hồng Nhung (Hà Nội) cho biết: “Cứ vào thời điểm giao mùa là cả nhà tôi thi nhau ốm. Rút kinh nghiệm từ những đợt ốm trước tôi đã phòng cho cả gia đình để tránh cúm từ việc ăn uống lành mạnh, uống thêm các loại thảo dược tăng sức đề kháng. Ngoài ra, nếu không may vẫn bị cảm cúm tôi sẽ xông tinh dầu, cho cả nhà uống nước gừng tươi, bạc hà, tía tô… được đun lên và uống ấm nóng. Kết hợp với ăn cháo giải cảm và một chút thuốc hạ sốt (nếu sốt cao), tăng cường bổ sung vitamin C từ cam, ổi… đấy là những việc mà tôi thường hay làm cho gia đình mình khi nhà có người bị cảm cúm”.  

4. Bà bầu có thể sử dụng các loại thuốc cảm cúm nào?

bà bầu có thể sử dụng các loại thuốc cảm cúm nào
Bà bầu nên sử dụng thuốc cảm cúm như Chlorpheniramin…

“Thuốc cảm cúm cho bà bầu gồm những loại nào?” là câu hỏi thường gặp của các chị em. Theo BS. Thiệu, hiện nay Acetaminophen là loại thuốc thường được dùng với những mẹ bầu bị cảm cúm trong thai kỳ.

Chlorpheniramin: Thuốc kháng histamin dành cho phụ nữ mang thai được cho vào danh sách thuốc khi bà bầu bị cảm cúm.

Pseudoepherin: Loại thuốc trị cảm cúm nghẹt mũi nhưng chỉ dùng khi mẹ bầu đã qua 3 tháng đầu. Nếu dùng sớm hơn, hệ tiêu hóa của thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng.

5. Trẻ em có thể sử dụng các loại thuốc cảm cúm nào?

trẻ em có thể sử dụng các loại thuốc cảm cúm nào
BS. Lê Văn Thiệu thăm khám cho bệnh nhân.

BS. Thiệu cho biết các loại thuốc trị cảm cúm cho bé bao gồm:

  • Paracetamol (Acetaminophen) là hoạt chất thường được sử dụng trong các thuốc giảm đau nhanh và hạ sốt ở trẻ em. Hoạt chất này giúp làm giảm thân nhiệt ở trẻ bị sốt và giảm các triệu chứng như đau đầu, cảm lạnh…
  • Liều dùng thông thường của paracetamol cho trẻ là 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ nếu cần. Đối với trẻ trên 1 tháng – 12 tuổi sử dụng tối đa 5 liều trong 24 giờ.
  • Decongestant là nhóm thuốc chống sung huyết (thuốc thông mũi) có thể giúp giảm triệu chứng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, bao gồm các thành phần như phenylephrine và pseudoephedrine.
  • Codeine và dextromethorphan là hai loại thuốc ho thường được sử dụng. Chỉ dùng thuốc ho khi trẻ bị ho dai dẳng gây mệt hay mất ngủ.
  • Thuốc kháng histamine: Histamine là một chất do cơ thể tiết ra khi chúng ta tiếp xúc với dị nguyên. Thuốc kháng histamine hoạt động bằng cách ức chế quá trình giải phóng histamine. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm các triệu chứng liên quan đến việc giải phóng histamine như: Hắt xì, ngứa tai và mắt, chảy nước mắt, ho, chảy nước mũi.

Khi trẻ có các triệu chứng khó thở, hoặc có biểu hiện bất thường thì cha mẹ nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Với sự tư vấn những loại thuốc cảm cúm cần thiết cho mọi người, mong rằng các bạn sẽ lựa chọn được loại thuốc trị cảm cúm an toàn, hiệu quả.

HOÀNG BÍCH

Chú thích ảnh:

Ảnh 1: Các bài thuốc chữa cảm cúm hiệu quả từ thực phẩm

Ảnh 2: Bà bầu nên sử dụng thuốc cảm cúm như Chlorpheniramin…

Ảnh 3: BS. Lê Văn Thiệu thăm khám cho bệnh nhân.

VTM2256154