Những ai dễ gặp tình trạng táo bón?

Táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón rất hay gặp, có đến 40% trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi mắc tình trạng này7 và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng đôi khi cũng không biết được lý do cụ thể. 

Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Chuyển từ sữa mẹ sang sữa thay thế (sữa công thức) hoặc sữa bò5
  • Bắt đầu tập ăn6
  • Sốt, tiêu chảy và nôn ói có thể gây mất nước ở nhiều mức độ khác nhau. Điều này làm tăng nguy cơ táo bón5

Để phát hiện tình trạng táo bón, cần lưu ý các điều sau:

  • Trẻ thiếu hụt năng lượng6
  • Dễ cáu kỉnh, giận dỗi hoặc không vui6
  • Giảm cảm giác thèm ăn7

Những triệu chứng này sẽ biến mất ngay lập tức sau khi đi tiêu.7

Trong một số ít trường hợp, táo bón có thể do nguyên nhân bệnh lý.6

Nên nhớ rằng, ở trẻ bù mẹ hiếm khi có tình trạng không đi tiêu quá 1 tuần.6 Và táo bón rất thường gặp khi trẻ bắt đầu chuyển sang sữa công thức hay sữa bò. Xem thêm về điều trị táo bón cho bé 

Táo bón ở trẻ em

Con bạn có thể bị táo bón khi:6

  • Đi tiêu dưới 3 lần một tuần
  • Phân thường to, cứng hoặc khó tống xuất

Nguyên nhân thường gặp:

  • Chế độ ăn ít xơ bao gồm rau, quả và ngũ cốc6,8
  • Không uống đủ nước6
  • Trẻ bị căng thẳng khi cho đi nhà trẻ hoặc đi học6,8

Trong một số ít trường hợp, táo bón có thể do nguyên nhân bệnh lý.6

Nếu trẻ đang giai đoạn tập ngồi bô, đáy quần bẩn có thể là một chỉ điểm cho thấy trẻ đang táo bón, vì phần phân mềm hơn rỉ ra quanh phần phân cứng (phân gây táo bón). Trong nhiều trường hợp, trẻ táo bón sẽ hay lờ không đi vệ sinh khi có các cơn mắc tiêu, hay gọi là ‘nín đại tiện’. Điều này làm trẻ bị bón nặng hơn, vì vậy phải nhận biết và can thiệp sớm. Đến gặp ngay bác sĩ khi con bạn có dấu hiệu của táo bón .9

Táo bón có thể ảnh hưởng đến bất kỳ thành viên nào trong gia đình. Tìm hiểu thêm về điều trị táo bón ở trẻ em

Táo bón trong thai kỳ

Khi bạn sắp làm mẹ, bạn có thể bị táo bón. Có đến 40% thai phụ gặp phải tình trạng này trong thời gian mang thai và thậm chí nó còn ảnh hưởng đến cả các bà mẹ mới sinh với ít nhất một phần tư trong số đó bị táo bón trong 3 tháng đầu sau sinh.4

Có nhiều gây táo bón trong thai kỳ:

  • Thay đổi nồng độ các hóc-môn trong thai kỳ làm giảm nhu động ruột, giảm nước trong phân và làm phân cứng hơn gây khó đi tiêu3,10
  • Khi mang thai, sự hiện diện của thai nhi trong vùng bụng làm tang khả năng mắc táo bón.3
  • Ít vận động và hay nằm nghỉ là một yếu tố nguy cơ10
  • Ăn ít chất xơ 10
  • Uống ít nước10
  • Một số chất bổ sung trong thai kỳ như viên uống sắt cũng có thể gây táo bón6

Tìm hiểu thêm về điều trị táo bón trong thai kỳ

BẠN CÓ BIẾT?

Gần một phần tư phụ nữ mới sinh phải tiếp tục chịu đựng tình trạng táo bón trong 3 tháng đầu sau khi sinh.4

Trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ gặp tình trạng táo bón

Táo bón ở người lớn

Táo bón có thể ảnh hưởng đến bất kỳ thành viên nào trong gia đình. Tình trạng này rất phổ biến, có thể gặp lên đến một phần ba dân số.3

Càng lớn tuổi càng dễ bị táo bón và phụ nữ hay bị táo bón hơn nam giới.1,2

Ở người lớn, những thay đổi nhỏ về lối sống có thể giúp giảm táo bón. Trong khi đó, ở nhóm người cao tuổi, hiện chưa có bằng chứng y khoa cho thấy thay đổi lối sống và chế độ ăn có thể giúp giảm táo bón, vì vậy cần bắt đầu điều trị táo bón ở nhóm dân số này.11

Trong trường hợp đã thay đổi lối sống mà tình trạng táo bón vẫn chưa cải thiện, có thể cần phải sử dụng thuốc điều trị táo bón. Hoặc nếu bạn có những lo lắng khác, hãy trao đổi thêm với bác sĩ.

Tìm hiểu thêm về điều trị táo bón.

Tài liệu tham khảo:

1. Gallegos-Orozco JF, et al. Chronic constipation in the elderly. Am J Gastroenterol. 2012;107:18–25

2. Mugie SM, et al. Epidemiology of constipation in children and adults: A systematic review. Best Pract Res Clin Gastroenterol. 2011 Feb;25(1):3-18

3. Cullen G, O’Donoghue D. Constipation and pregnancy. Best Pract Res Clin Gastroenterol 2007; 21(5): 807-18

4. Bradley CS, Kennedy CM, Turcea AM et al. Constipation in pregnancy: prevalence, symptoms and risk factors. Obstet Gynecol 2007; 110(6): 1351-7

5. Leung AK, Chan P, Cho H. Constipation in Children. Am Fam Physician 1996;54(2): 61-8

6. NHS. Constipation. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/constipation/. Last accessed November 2019

7. Tabbers MM, DiLorenzo C, Berger MY et al. Evaluation and Treatment of Functional Constipation in Infants and Children: Evidence-Based Recommendations From ESPGHAN and NASPGHAN. JPGN. 2014;58: 258-74

8. Rajindrajith S, Devanarayana NM, Constipation in Children: Novel Insight Into Epidemiology, Pathophysiology and Management. J Neurogastroenterol Motil. 201;17(1):35-47

9. NHS. Constipation in young children. Available at: https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/constipation-and-soiling/. Last accessed November 2019

10. Body C, Christie JA. Gastrointestinal Diseases in Pregnancy: Nausea, Vomiting, Hyperemesis Gravidarum, Gastroesophageal Reflux Disease, Constipation, and Diarrhea. Gastroenterol Clin N Am. 2016;45(2):267-83

11. Lindberg G, et al. World Gastroenterology Organisation global guideline: Constipation-a global perspective. J Clin Gastroenterol. 201;45(6):483-7

VTM2254894