Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân viêm mũi dị ứng
Điều trị viêm mũi dị ứng
Tránh, loại bỏ tác nhân dị ứng là điều quan trọng giúp điều trị thành công
Điều trị bằng thuốc: Tùy mức độ nặng và mức độ xảy ra thường xuyên của các triệu chứng. Các thuốc có thể được dùng một mình hay phối hợp.
• Kháng histamine (tốt nhất là loại không gây buồn ngủ): hiệu quả trong điều trị triệu chứng. Chọn thuốc phải phù hợp với tuổi của trẻ.
• Thuốc chống sung huyết mũi: Dạng uống hay dạng xịt. Giúp giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi. Lưu ý: Chống chỉ định ở trẻ nhỏ, chỉ dùng tối đa 5 ngày.
• Corticoid xịt mũi: Là biện pháp điều trị hiệu quả nhất để giảm và ngăn ngừa các triệu chứng an toàn khi sử dụng dài ngày ở người lớn và trẻ em. Điều quan trọng: phải xịt thuốc đúng cách, có thể được chỉ định khi có các triệu chứng nặng dai dẳng.
• Thuốc kháng leukotrien: Thuốc uống, dễ sử dụng nhất là ở trẻ em; Tránh được tác dụng phụ của corticoid; Có lợi khi viêm mũi dị ứng kèm hen

Các phương pháp khác

Phẫu thuật: Cắt cuốn mũi khi tắc mũi nặng do phì đại cuốn mũi không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.
Điều trị miễn dịch đặc hiệu: Còn gọi là điều trị giải mẫn cảm. Thường chỉ định trong trường hợp nặng.
- Bằng đường tiêm dưới da
- Hay đường dưới lưỡi (thuốc nhỏ giọt hay viên)
Cần được chỉ định, thực hiện và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.
Rửa mũi – hiệu quả hơn khi phối hợp với các biện pháp khác
- Bằng dung dịch nước muối sinh lý
- Hay các loại nước muối ưu trương
“Tránh các loại tác nhân dị ứng là điều quan trọng giúp điều trị thành công.”