Cách chăm sóc bệnh nhân và kiểm soát cơn hen

Bước 1: Kiểm soát hen – đánh giá cả việc kiểm soát triệu chứng và yếu tố nguy cơ

– Đánh giá việc kiểm soát triệu chứng trong vòng 4 tuần qua:

  • Triệu chứng xảy ra ban ngày? Hơn 2 lần/ tuần
  • Bất kỳ đêm nào trẻ thức giấc do lên cơn hen?
  • Trẻ có cần dùng thuốc làm giảm cơn hen > 2 lần/ tuần?

– Trẻ có bị giới hạn bất kỳ hoạt động nào do hen?

– Xác định các yếu tố nguy cơ khác cho kết quả xấu

– Đo chức năng hô hấp trước khi bắt đầu điều trị, 3-6 tháng sau và định kỳ

Bước 2: Vấn đề điều trị

– Ghi lại điều trị của bệnh nhân và hỏi về tác dụng phụ

– Quan sát bệnh nhân sử dụng bình xịt, kiểm tra kỹ thuật của họ

– Thảo luận cởi mở và đồng cảm về tuân thủ điều trị

– Kiểm tra bệnh nhân có bảng kế hoạch hành động cho hen

– Hỏi người bệnh về thái độ và mục tiêu đối với bệnh hen của họ.

Bước 3: Có bệnh kèm theo không?

– Bao gồm viêm mũi, viêm mũi xoang, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), béo phì, ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, trầm cảm và lo âu.

– Bệnh kèm theo nên cần được xác định khi chúng có thể góp phần làm tăng các triệu chứng hô hấp và làm chất lượng cuộc sống kém đi. Điều trị các bệnh này có thể làm việc xử trí hen phức tạp hơn.

Dấu hiệu đưa bệnh nhân vào viện

– Khó thở

– Thở nhanh hoặc thở chậm, cơn ngừng thở

– Rút lõm ngực

– Kích thích, vật vã, lơ mơ, hôn mê.

Các loại thuốc điều trị hen

– Thuốc cắt cơn: salbutamol, terbutaline

– Thuốc điều trị lâu dài:

  • Kháng leucotriene (viên/ bột/ siro): montelukast, pranlukast, zafirlukast, zileuton.
  • Corticosteroid hít (ICS)
  • Thuốc giãn phế quản tác dụng dài phối hợp (ICS/ LABA)
  • Các nhóm thuốc khác
VTM2173405